30
VTV
Văn hóa
Giải trí
Thị xã trong tầm tay
là bộ phim
đầu tiên hoàn toàn mang dấu ấn của
Đặng Nhật Minh, bắt đầu giai đoạn làm
phim do chính ông viết kịch bản, tại sao
lại có bước chuyển này ạ?
Khi bắt đầu làm nghề, tôi cũng làm
vài bộ phim được nhà nước giao từ kịch
bản có sẵn. Nhưng thú thật, tôi không cảm
thấy hứng thú vì đó là những vấn đề mà
mình không quan tâm và cũng không cảm
thấy rung động. Theo quan niệm của tôi,
điện ảnh phải là nhân sinh quan, là tiếng
nói của cá nhân nghệ sĩ về các vấn đề
trong cuộc sống.
Dù đã ra đời cách đây 34 năm
nhưng
Thị xã trong tầm tay
rất giàu
ngôn ngữ điện ảnh, thậm chí còn có cách
kể chuyện đan xen giữa hiện tại và quá
khứ, khá hiện đại so với thời điểm lúc bấy
giờ, tại sao ông lại làm được điều đó?
Có lẽ hồi trẻ tôi xem nhiều phim, đặc
biệt là những bộ phim thuộc trường phái
Làn sóng mới của Pháp và Tân hiện thực
. Tôi mê những bộ phim đó lắm nên cảm
thụ được ngôn ngữ điện ảnh của họ. Vấn
đề đặt ra trong phim là của Việt Nam, cái
này thì không học được ở đâu cả. Mình
phải trải nghiệm và sống trong giai đoạn
đó mới có xúc cảm để viết ra một câu
chuyện như vậy. Trước tiên, tôi viết thành
truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ, khi
có điều kiện mới chuyển thành phim.
Khán giả lúc ấy đã đón nhận bộ
phim thế nào, thưa ông?
Mọi người cũng khá bất ngờ vì từ
trước tới nay chưa hề có kiểu làm phim
như thế. Cũng may là trong Ban giám
khảo Liên hoan Việt Nam năm 1983 có
rất nhiều tên tuổi lớn như: nhà thơ Chế
Lan Viên, nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ
Hoàng Trung Thông và các đạo diễn nổi
tiếng như: Trần Vũ, Phạm Kì Nam, họ rất
ủng hộ cho bộ phim này nên đã giành được
giải Bông Sen Vàng. Nhưng đến khi công
chiếu, nhiều người thắc mắc vì phim không
có câu chuyện theo trình tự thời gian nên
xem khó hiểu. Sau đó, khi gặp lại nhà thơ
Chế Lan Viên tại Hà Nội, ông vẫn nói với
tôi: “Đến bây giờ tôi cũng không ân hận vì
đã cho cậu giải Bông sen Vàng. Cậu cứ cố
gắng làm tiếp đi để chứng minh rằng quyết
định của chúng tôi là chính xác”.
Không phải là con nhà nòi, niềm
đam mê điện ảnh của ông đến từ đâu và
điều gì đã thôi thúc ông làm phim?
Hồi trẻ công việc của tôi là chuyển
ngữ phim, do đó có điều kiện tiếp xúc
nhiều với dòng phim Làn sóng mới của
Pháp và Tân hiện thực mới thấy rằng,
điện ảnh hay quá. Tôi muốn gắn bó với
nó vì qua đó có thể nói lên rất nhiều điều.
Chẳng hạn như phim
Thị xã trong tầm tay
,
nếu chỉ dừng lại ở một truyện ngắn đăng
trên báo Văn nghệ, độc giả đọc rồi cũng sẽ
quên rất nhanh, nhưng biến thành phim thì
nó còn tồn tại được lâu dài. Tôi rất mừng
là tháng 11/2016,
Liên hoan Amiens
tại
Pháp đã vinh danh và chiếu
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Điện ảnh Việt đang
phát triển đúng quy luật
Nhắc đến đạo diễn Đặng Nhật Minh là nhắc đến những bộ phim đã
làmrạng danh nền điện ảnh nước nhà như:
Thị xã trong tầm tay, Bao
giờ cho đến th ng Mười, Cô g i trên sông, Thương nhớ đồng quê, Trở
về, Mùa ổi, Đừng đốt…
Vừa qua, tại TPHCM đã có buổi t a đàm “Phim
của Đặng Nhật Minh qua con mắt người nước ngoài”, PV TCTH đã có
cuộc trò chuyện cùng vị đạo diễn tài danh này.
ĐD Đặng Nhật Minh (đeo kính) làm diễn viên
bất đắc dĩ trong Thị Trấn trong đêm, bộ phim
truyện đầu tiên do ông viết kịch bản và đạo diễn