43
Trước tình hình việc tác nghiệp của các
phóng viên bị tổn hại nghiêm trọng, Ngoại
trưởng Australia - Marise Payne đã yêu cầu
Đại sứ quán Australia tại thủ đô Washington
D.C điều tra sự việc. Hãng Reuters cũng lên
tiếng phản đối sau khi một số phóng viên
của mình bị cảnh sát tấn công bằng đạn
cao su khi đang đưa tin về cuộc biểu tình ở
Minneapolis. Mới đây, tập hợp 18 tổ chức tự
do báo chí của Mỹ bao gồm Câu lạc bộ Báo
chí Quốc gia và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã
gửi một bức thư tới các cơ quan thực thi
pháp luật nhằm kêu gọi giới chức các thành
phố trên toàn nước Mỹ hướng dẫn cảnh sát
không nhắm vào các nhà báo, đồng thời
bảo đảm an toàn cho họ mà không sợ bị
thương hoặc bị trả đũa, chấm dứt các hành
vi tấn công cố tình nhắm vào báo chí tại hiện
trường. Mặc dầu vậy, vấn đề bảo vệ phóng
viên khi đang tác nghiệp tại Mỹ vẫn chưa
được giải quyết triệt để và còn nhiều vấn đề
gây tranh cãi.
Đâu là nguồn cơn
của sự việc?
“Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp
Hoa Kỳ đã ghi nhận quyền tự do báo chí
và đưa tin về các sự kiện công cộng của
các nhà báo”, Parker Higgins – Giám đốc
Tổ chức Tự do báo chí nhấn mạnh. Thế
nhưng, nhìn vào những vụ việc tấn công và
bắt hàng loạt nhà báo vừa qua đã cho thấy
sự xâm phạm quyền tự do báo chí, tiếp cận
thông tin đang ở mức đáng báo động tại Mỹ.
Không những vậy, đằng sau đó còn dấy lên
sự tranh cãi về trách nhiệm của Chính phủ
đối với các vụ xâm hại đến các nhà báo.
Một số ý kiến cho rằng, việc ông Trump
nhiều lần chỉ trích truyền thông chính
thống từ khi ông bắt đầu trúng cử, đã tạo
cơ hội cho các cuộc tấn công phóng viên.
Lục tìm trong quá khứ, không khó để tìm
ra những lần mâu thuẫn giữa ông Donald
Trump và các hãng truyền thông kể từ khi
ông lên nắm quyền. Những tên tuổi truyền
thông hàng đầu như
CNN, NBC và New
York Times đều từng
bị ông Trump gọi
đích danh là đưa
“tin giả”, đến nỗi
các chuyên gia còn
bày tỏ thái độ không
đồng tình với lời thách thức đe dọa thu
hồi giấy phép hãng truyền thông NBC của
Tổng thống. Gordon Smith - Chủ tịch Hiệp
hội Đài phát thanh Quốc gia cho rằng, việc
làm này đi ngược lại với tự do ngôn luận
báo chí và có thể gây ảnh hưởng đến nền
dân chủ nước Mỹ. Joel Simon, Giám đốc
điều hành của Ủy ban bảo vệ các nhà báo,
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
ông Trump bài xích giới truyền thông có
tác động không nhỏ đến việc các nhà báo
bị tấn công. Len Downie, cựu biên tập viên
của tờ Washington Post, Giáo sư tại Đại
học bang Arizona nhận định, những mâu
thuẫn của ông Trump với báo chí đã góp
phần tạo ra một bầu không khí bạo lực
giữa cảnh sát đối với phóng viên và nhà
báo. Theo ông Downie, Tổng thống Trump
không khuyến khích bạo lực chống lại báo
chí nhưng những lời lẽ gay gắt của ông lại
góp phần gây chia rẽ sâu sắc về uy tín của
các nhà báo với lực lượng thực thi pháp
luật. Trang
CNN.comkhẳng định, phần lớn
các phóng viên bị tấn công đều tuân thủ
luật pháp trong khi tác nghiệp. Mặc dầu
vậy, cơ quan thực thi pháp luật lại không
có hành động tương tự. Patricia Gallagher
Newberry, chủ tịch Hiệp hội các nhà báo
chuyên nghiệp cho
rằng, các cuộc tấn
công
của
chính
quyền Trump chỉ đem
tới những tác động
tiêu cực.
Trên trang The
Hill.com,Jon Schleuss, Chủ tịch của
NewsGuild, công đoàn đại diện cho hàng
ngàn nhà báo nhận định: “Những người
đang tấn công và bắt giữ các nhà báo với
tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử gần
đây. Các phóng viên và nhà báo hiểu
được những rủi ro và không mong đợi
sự đối xử đặc biệt. Nhưng tấn công họ
chỉ vì thu thập tin tức là một hành động
vi hiến đối với tất cả người Mỹ”. Qua đây,
ông Jon Schleuss kêu gọi Chính phủ và
cộng đồng cần bảo vệ các nhà báo khi tác
nghiệp để không làm ảnh hưởng đến việc
đưa tin cho khán giả.
Diệp Chi
Việc cảnh sát và người biểu tình tấn công
báo giới đang dấy lên hồi chuông cảnh báo
trong công tác an ninh, an toàn cho các
nhà báo.
M t phóng viên b c nh s t t n công
Phóng viên Kaitlin Rust b bắn súng hơi cay
khi đang t c nghi p t i Louisville - Kentucky
Tr sở CNN ở Atlanta b t n công