Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

Liên tiếp những vụ

tấn công phóng viên

Linda Tirado, một phóng viên ảnh tự

do, chỉ kịp lấy tay ôm mắt trái khi chưa kịp

hình dung điều gì đang xảy ra xung quanh

mình: “Tôi bị bắn”, cô hét lên thất thanh

trên sóng truyền hình trực tiếp khi đang tác

nghiệp tại Minneapolis.

Những ngày qua, trường hợp như

Linda Tirado không phải là hiếm. Tại

Minneapolis, Washington DC, Louisville

hay Las Vegas, người ta đều dễ dàng bắt

gặp cảnh tượng các phóng viên, nhà báo

bị tấn công, thậm chí bị bắt giữ khi đang

đưa tin về các vụ biểu tình phản đối cái

chết của công dân da màu George Floyd.

Trên mạng xã hội, một đoạn video

ngắn được chia sẻ rộng rãi cho thấy, một

đoàn phóng viên Đài Australia TV bị cảnh

sát xô đẩy xuống đất gần khu vực Nhà

Trắng. Tại Denver, một nhóm phóng viên

của Đài KMGH TV cũng bị tấn công bằng

bom sơn. Tại Phonenix, nữ phóng viên

Briana Whitney bị nhóm biểu tình bắt giữ

khi đang ghi hình trực tiếp. Hai thành viên

trong nhóm tin truyền hình của Reuters

TV bị trúng đạn cao su trong khi một chiếc

máy ảnh bị vỡ khi nhóm này đưa tin về các

cuộc biểu tình ở Minneapolis.

Theo truyền thông Australia, phóng

viên Amelia Brace của Đài 7News

(Australia) đã bị cảnh sát tấn công bằng

dùi cui. Còn phóng viên - quay phim Tim

Myers đi cùng bị tấn công bằng khiên và bị

cảnh sát đấm vào mặt trong lúc lực lượng

an ninh Mỹ giải tán đám đông biểu tình tại

quảng trường Lafayette gần Nhà Trắng.

Hai phóng viên Australia cho biết, sau đó

họ còn bị tấn công bằng đạn cao su và

hơi cay. Sau khi đoạn phim ghi lại cảnh hai

phóng viên Đài 7News bị tấn công được

phát rộng rãi tại Australia, người dân nước

này hết sức bất bình trước hành động của

cảnh sát Mỹ.

Theo thống kê sơ bộ, đã có ít nhất

192 trường hợp vi phạm tự do báo

chí khi phóng viên tác nghiệp tại hiện

trường các cuộc biểu tình tại Mỹ trong

thời gian qua, bao gồm 131 vụ tấn

công, trong đó có 108 vụ đến từ cảnh

sát. Ngoài ra còn có 31 vụ bắt giữ,

46 vụ bắn đạn cao su, 30 trường hợp

đập phá thiết bị, 47 sự cố xịt hơi cay…

Thậm chí, trụ sở Đài CNN tại thành phố

Atlanta, bang Georgia, cũng bị người

biểu tình tấn công và làm hư hại, làm

ảnh hưởng không nhỏ đến công việc

của các nhà báo tại đây. Nhà báo CNN

Omar Jimenez và ekip phóng viên cũng

bị bắt giữ, dù ngay sau đó Thống đốc

bang Minnesota, Tim Walz, đã buộc

phải làm việc để giải phóng họ và xin lỗi

Giám đốc điều hành CNN Jeff Zucker.

Khi phóng viên

bị tấn công

Hàng loạt phóng viên bị tấn công trong các vụ biểu tình

phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Điều này làm dấy lên

lo ngại về vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho các nhà

báo trong quá trình tác nghiệp

Hồ sơ truyền hình

Nhiều phóng viên đã b t n công hoặc bắt giữ

trong c c v bi u t nh vừa qua t i Mỹ

M t phóng viên hi n tr ờng c a CNN b c nh s t

bắt giữ khi đang đ a tin bi u t nh t i Minneapolis