Previous Page  10 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 10 / 64 Next Page
Page Background

10

T

heo một nghiên cứu mang tên

Formats Lookout được tiến hành

gần đây, có khoảng 260 phiên

bản format truyền hình quốc tế và khu

vực hóa được phát sóng tại châu Á

trong vòng 12 tháng tính từ tháng

8/2014 - 9/2015. Trong đó, có nhiều

tên tuổi đình đám được sản xuất phiên

bản riêng dành cho châu Á như:

MasterChef Asia

mùa thứ 1 (phát sóng

trên hệ thống kênh A+E Networks Asia),

How Do I Look? Asia

mùa thứ 1 (trên

kênh Diva Universal),

Asia’s Next Top

Model

mùa thứ 3 (trên kênh Starworld

Asia),

Asia’s Got Talent

mùa thứ 1 (trên

kênh AXN Asia),

Food Wars Asia

mùa

thứ 1 (trên kênh Food Network Asia) và

House Hunters Asia

(trên hệ thống kênh

Scipps Networkd Interactive)….

Tại thị trường truyền hình châu Á, các

nhà đài và công ti truyền thông đang có

xu hướng cóp nhặt từ các format quốc tế

ăn khách và sáng tạo ra phiên bản của

riêng mình. Một ví dụ điển hình là, công

ti giải trí nổi tiếng CJ E&M của Hàn Quốc

(đơn vị hợp tác với VTV sản xuất phim

truyền hình

Tuổi thanh xuân

) hiện đã bán

được khoảng 10 format tự sáng tạo, bao

gồm những chương trình như:

Grandpas

Over Flowers

(Ông đẹp hơn hoa),

There’s

Infinite Challenge

(Thử thách cực đại),

Dad, Where Are We Going?

(Bố ơi, mình

đi đâu thế?)... - đều là những format làm

mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ tại Hàn

Quốc cũng như nhiều quốc gia tại châu

Á vài năm trở lại đây. Thậm chí, vào

tháng 9/2014, kênh truyền hình hàng

đầu nước Mỹ là NBC còn mua lại bản

quyền phát sóng chương trình

Grandpas

Over Flowers

và sản xuất với tên gọi

Better Late Than Never.

Show truyền hình

xoay quanh chuyến du lịch của bốn

nghệ sĩ già ngoài 70 tuổi đã trở thành

chương trình truyền hình thực tế xứ Hàn

đầu tiên được một kênh truyền hình Mỹ

mua bản quyền phát sóng. “Điều này đã

tạo động lực để CJ E&M tiếp tục đẩy

mạnh xuất khẩu trọn gói chương trình ra

ngoài châu Á”, theo chia sẻ của ông Lee

Jae Seok - Giám đốc tiếp thị CJ E&M.

Hiện nay, một tên tuổi kinh doanh giải trí

khác của Trung Quốc là Star China

Media cũng đang lên chiến lược để đưa

Sing My Song

(Hát lên nhạc phẩm của

tôi) - một chương trình do đơn vị này sản

xuất, trở thành cơn bão tại châu Á trong

thời gian tới.

Có thể nói, khoảng thời gian một

năm qua, các format ăn khách của

phương Tây vẫn chiếm một vị trí vững

chắc, khó thay thế trên sóng màn ảnh

nhỏ châu Á. Tiêu biểu là, chương trình

The Voice

(bao gồm cả

The Voice Kids

)

vẫn chiếm sóng đều đặn tại 12 quốc gia;

format

Next Top Model

còn được phát

sóng tại Việt Nam đến mùa thứ 6 và có

phiên bản đầu tiên ra mắt trên kênh

MTV India (Ấn Độ) hồi tháng 7 năm

nay;

MasterChef, MasterChef Junior

(Vua

đầu bếp nhí) và

The Money Drop

(Đừng

để tiền rơi), (sản xuất tại Việt Nam,

Campuchia, Mông Cổ, Thái Lan và

Afghanistan)... Thậm chí, cuộc thi

The

Voice

phiên bản Trung Quốc năm 2015

còn phá vỡ kỉ lục tỉ lệ người xem truyền

hình mà nhiều cuộc thi đã xác lập trước

đó tại Đại lục. Số liệu của công ti Star

China Media cho thấy,

The Voice

Trung

Quốc mùa thứ 4 ra mắt trên kênh

ZhejiangTV từ ngày 16/7/2015, đạt tỉ

lệ ratings 5,418%, tăng 28% so với cuối

Thị trường format châu Á 2015

MỘT NĂM NHÌN LẠI

Trong bối cảnh truyền hình thực

tế đang rơi vào tình trạng bão

hòa, thị trường format truyền hình

châu Á vẫn được đánh giá là đã

có một năm phát triển ổn định và

tăng trưởng đều về số lượng.

Chương trình

The Voice

phiên bản Trung Quốc

C

âu chuyện truyền hình