Previous Page  37 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 37 / 64 Next Page
Page Background

37

PAY TV

Để mang lại sự hứng thú của người

xem với các sáng tạo khoa học,

Sáng

kiến giải pháp

đã áp dụng những

công nghệ truyền hình hiện đại như

trường quay ảo hay kĩ thuật đồ họa

3D để mô tả, bóc tách cấu tạo từng

chi tiết và cách thức vận hành của

các sản phẩm một cách trung thực,

dễ hiểu.

Bên cạnh đó, hình thức thể hiện

của các phóng sự ngoại cảnh trong

chương trình đã được cải tiến. Phóng

sự được chia làm 3 cụm nội dung

chính, phát sóng xen kẽ trong chương

trình, phần talk show với yêu cầu cao

về hình ảnh, bố cục và ánh sáng. Nếu

phóng sự 1 đề cập lí do ra đời sản

phẩm thì phóng sự 2 đi sâu giới thiệu kĩ

thuật, cấu tạo và hoạt động của sáng

chế; phóng sự 3 lại tập trung khắc họa

chân dung tác giả. Chúng tôi cũng

chủ động lựa chọn những đề tài gần

gũi với cuộc sống, là mối quan tâm

chung của xã hội như: Thiết bị tiết kiệm

nhiên liệu, vật liệu mới, máy móc nông

nghiệp, thiết bị gia dụng, công cụ lao

động... Với nỗ lực đó, chúng tôi hi vọng

có thể gây hứng thú cho khán giả khi

theo dõi chương trình.

Khi tìm hiểu và giới thiệu các

phát minh “Made in Vietnam”, sáng

kiến và tác giả nào khiến chị ấn

tượng nhất?

Trong số những tác giả và sản

phẩm đã được tiếp xúc và gặp gỡ

thông qua chương trình

Sáng kiến

giải pháp

, tôi đặc biệt ấn tượng với

sản phẩm: Xe tập đi đứng cho người

bị liệt của tác giả Võ Duy Trữ đến từ

Đà Nẵng.

Xuất phát từ tình cảm dành cho

người vợ bị bệnh, tác giả đã ở tuổi thất

thập cổ lai hi này đã nhiều năm nghiên

cứu tạo ra sản phẩm hoàn thiện. Sản

phẩm góp phần giúp người bị liệt và

gia đình bệnh nhân đỡ vất vả hơn

trong quá trình tập luyện và điều trị để

sớm hồi phục. Chiếc xe tập đi đứng

này có cấu tạo gọn nhẹ, có thể tháo

lắp dễ dàng, với giá thành chấp nhận

được, khoảng 4 triệu đồng. Tác giả Võ

Duy Trữ cũng gây ấn tượng với tôi khi

ông luôn mong muốn có được nguồn

quỹ để chế tạo một số thiết bị cho các

hộ gia đình nghèo mượn để sử dụng

mà không hề màng đến việc bản

quyền hay vấn đề bán sản phẩm này

để thu lợi nhuận.

Năm 2015, đã có hơn 50 sáng

kiến được giới thiệu trên sóng VTV2.

Vậy chương trình tạo được sức lan

tỏa mạnh mẽ, góp phần khuyến

khích khả năng sáng tạo của người

Việt như thế nào?

Theo tôi, chương trình đã tạo được

sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần

khuyến khích khả năng sáng tạo của

người Việt bằng việc tạo ra một diễn

đàn mở cho tất cả mọi người chia sẻ

sản phẩm của mình, bất kì là ai, bất kì

ở đâu...

Với phương châm “Sáng kiến không

ở đâu xa mà xuất phát từ chính cuộc

sống hàng ngày”, chúng tôi mong

muốn thông qua những sản phẩm

được chuyển tải trong chương trình sẽ

tạo động lực và truyền cảm hứng cho

nhiều người hơn nữa để họ tìm tòi, phát

triển sản phẩm của mình, dù chỉ là khởi

nguồn từ một ý tưởng nhỏ.

Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Yến Trang

(Thực hiện)

Hậu trường chương trình Sáng kiến giải pháp 2016