11
thú vị, qua đó khán giả được hiểu hơn
về tính cách, khả năng, khía cạnh đời
thường của sao mà
Running Man
là ví
dụ tiêu biểu. Hướng đi này khá phù hợp
với thị hiếu khán giả Việt, nhất là những
người trẻ. Nếu
Running Man
được Việt
hóa tốt, đây có thể sẽ là cơn sốt lớn
trong tương lai.
Như vậy, có thể nhận định rằng,
THTT phương Tây thường mang tính
chất thi thố, loại trừ căng thẳng để giành
lấy chiến thắng cuối cùng thông qua
cách thức đánh giá giám khảo và thu hút
sự quan tâm của khán giả bằng cách
nhắn tin, bình chọn trong khi châu Á lại
coi phần thưởng là những gì “thu
hoạch” được trên cả chặng hành trình,
không lấy thắng thua làm mục đích
chính. Bởi vậy, khi đo bằng hiệu ứng
truyền thông, các phiên bản Việt của
Idol, The Voice, MasterChef
… dễ áp đảo
hơn, kéo sự chú ý từ người xem từ mùa
này qua mùa khác với những diễn biến
bất ngờ, tranh luận không ngớt về
thắng, thua mỗi tập. Nhưng khi lựa chọn
phiên bản Việt của các format THTT
Nhật Bản, Hàn Quốc, người xem lại
nhận thấy cách thực hiện sát hơn với
bản gốc, được thay đổi không khí với
nhiều cuộc trải nghiệm thực sự, những
câu chuyện mang nhiều tính nhân văn,
nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Đã có một số dự báo về làn sóng
THTT châu Á trên màn ảnh nhỏ Việt
Nam. Thực tế, từ nhiều năm qua, dòng
chảy ấy vẫn vận hành dưới nhiều hình
thức khá sinh động, phong phú và thu
hút được không ít khán giả. Tuy nhiên,
để làm nên cơn sốt thì vẫn phải đợi một
bước chuyển biến rõ ràng với những
format đủ sức hấp dẫn, đủ khả năng
cạnh tranh ngang ngửa với các đối thủ
đến từ Âu Mỹ vốn quá nhiều chiêu trò và
thường được vận hành rất bài bản, có
cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, dễ phát triển
qua nhiều mùa.
Nhã Khanh
Chương trình
Con đã lớn khôn
Chương trình
Hành trình kết nối những trái tim
Chương trình
Running Man