Background Image
Previous Page  7 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 7 / 64 Next Page
Page Background

7

từ 1.000 - 100.000 rupees là có thể cho

“ra lò” một tập phim kéo dài khoảng 20

phút đầy tiềm năng hứa hẹn tỉ suất khán

giả cao. Chính vì vậy, đầu tư sản xuất

phim tâm lí dài tập đã trở thành xu

hướng thời thượng của nhiều công ti

truyền thông tại Ấn Độ. Punit Goenka,

Giám đốc điều hành hãng Zee

Entertainment nổi tiếng cho biết, họ phân

bổ sản xuất phim truyền hình và truyền

hình thực tế với tỉ lệ 85% - 15%. “Mặc dù

truyền hình thực tế có thể cho chúng tôi

tỉ lệ khán giả lí tưởng ở vài tuần đầu tiên

nhưng chỉ có phim truyền hình mới đem

đến vị trí lâu dài, ổn định” - Punit Goenka

chia sẻ.

Các bộ phim truyền hình Ấn Độ đều

mang một mẫu số chung lấy phụ nữ là

nhân vật trung tâm, khai thác những câu

chuyện tâm lí éo le trong đời sống

thường nhật, chuyện tảo hôn, ngoại tình,

bạo hành gia đình, mẹ chồng - nàng

dâu… Với đề tài gần gũi với đời sống và

văn hóa Ấn Độ, dòng phim tâm lí truyền

hình luôn cầm chắc một lực lượng khán

giả đông đảo là phụ nữ và các bà nội

trợ, đó cũng chính là động lực để các

nhà sản xuất có cảm hứng thực hiện tới

hàng ngàn tập phim.

Trong khi các bộ phim điện ảnh

Bollywood thường mang hơi hướng

thoát li thực tế thì khán giả lại tìm thấy ở

phim truyền hình những câu chuyện đời

thực, việc thực. Với sự gia tăng chóng

mặt về số lượng của các kênh truyền

hình tại Ấn Độ, số lượng phim truyền

hình có độ dài lê thê cũng vì thế mà tăng

theo cấp số nhân. Trung bình, mỗi ngày,

có hàng chục bộ phim kiểu như vậy

được phát sóng và tập trung đông đảo

Phim Balika Vadhu (Cô dâu 8 tuổi)

Một gia đình Ấn Độ chăm chú xem phim truyền hình

Phim Kumkum Bhagya

khán giả nhất ở các kênh: Star Plus, Zee

TV, and Colors.

Ảnh hưởng đằng sau

màn ảnh nhỏ

Trước đây, phim điện ảnh của

Bollywood có sức ảnh hưởng lớn hơn

phim truyền hình rất nhiều. Tuy nhiên,

hiện nay, ranh giới đó đang dần bị xóa

nhòa, thậm chí, một số ngôi sao truyền

hình còn trở thành thần tượng lí tưởng

của công chúng. Đơn cử, sau 7 năm

phát sóng bộ phim

Balika Vadhu

, nữ

diễn viên Avika Gor đóng vai cô bé

Anandi 8 tuổi ngày nào đã trở thành

ngôi sao nổi tiếng nhất nhì Bollywood.

Cũng giống như phim điện ảnh, phim

truyền hình cũng được xuất khẩu thành

công, không chỉ ở những quốc gia gần

Ấn Độ mà còn vươn ra biển lớn, sang

những nước phương Tây như: Anh,

Mỹ… Tại châu Phi, mà Kenya là một ví

dụ, bộ phim

Balika Vadhu

còn được biên

dịch hoàn toàn sang tiếng Swahili bản

địa. Hiện tại, bốn kênh truyền hình Zee,

Colors, Sony và Star TV đang đẩy tăng

doanh số xuất khẩu phim gấp 3 lần, so

với con số 700 triệu rupees hiện tại.

Công ti Balaji Telefilms thậm chí còn

chuyển từ tập trung sản xuất phim điện

ảnh sang phim truyền hình dài tập.

Dân số nông thôn Ấn Độ lớn gấp đôi

thành thị nhưng khoảng cách chênh lệch

giữa nông thôn và thành thị lại rất rõ rệt.

Theo thống kê, chỉ có khoảng 60% dân

số Ấn Độ được sở hữu một chiếc tivi tại

gia, phim truyền hình vẫn tỏ ra là

phương tiện giải trí bình dân và hữu hiệu

nhất. Trong khi tình trạng bất bình đẳng

giới vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở

nhiều vùng nông thôn, các nhà làm phim

Ấn Độ vẫn chưa có ý định dừng khai

thác những câu chuyện xung quanh

người phụ nữ trong gia đình.

An Khê