Previous Page  12 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 12 / 64 Next Page
Page Background

13

PAY TV

bỏ ra tám trăm nghìn mua cho mình

2 con, thế nhưng nuôi cả năm sau

mà không con nào chịu nói một câu.

Tưởng chừng như không thể, tôi đã

phóng sinh cho chúng bay đi”, bà Bé

nhớ lại.

Với quyết tâm phải nuôi được

nhồng nói tiếng người và làm sao để

nhồng đậu được trên tay mà không

bay, đầu năm 1996, bà Bé đã lên

Bình Phước tìm hiểu về loài nhồng và

mua được 20 con. Nghiệp nuôi nhồng

của người nữ họa sĩ bắt đầu từ đó.

Sau bao ngày tháng kiên trì dạy dỗ,

những con chim nhồng đã có thể cất

tiếng nói, thậm chí là cả tiếng nước

ngoài. Bà đã luyện cho chúng đậu

trên tay mà không bay đi. Có ông

khách người Đức tìm đến “đặt hàng”,

nhờ bà dạy nhồng nói vài câu tiếng

Đức. Sau đó ông này đã mua lại với

giá 5 triệu đồng. Cũng trong thời điểm

đó, những chú nhồng của bà tham

gia hội hoa xuân và đạt được huy

chương vàng dành cho tiết mục xuất

sắc nhất, sau đó bà liên tiếp dành

thêm 2 huy chương vàng nữa.

Lứa đầu tiên nuôi hai chục con, bà

Bé dạy nói được hết. Lúc đầu bà chỉ

dạy mấy câu đơn giản như: “Nhồng

Vinh Hoa kính chào quý khách! Tôi là

nhồng Việt Nam!”. Những câu khó

hơn, như “How are you” (bạn khỏe

không? - tiếng Anh), hay “nỉ hảo ma”

(tiếng Hoa) bà Bé cũng dạy được

cho những đứa con cưng nói thành

thạo. Đặc biệt, có con còn biết hóng

chuyện, hễ thấy người ta nói chuyện

một hồi là nó lắc lắc đầu “phải không,

phải không”. Không những vậy, sau

nhiều thời gian rèn luyện, giờ đây 10

con nhồng trưởng thành của bà, con

nào cũng đọc vanh vách câu thơ

“Cay đắng chưa từng sao biết ngọt -

Gian nan chưa trải hiểu chi đời”.

Nhật kí của nhồng

Khi chúng tôi đang mê mẩn với

những chú chim đọc thơ, bà Bé lôi từ

trong kho ra một loạt những hình ảnh

huân chương mình từng đạt được.

Say sưa lần giở những tấm hình về

nhồng con, từ lúc còn là quả trứng, rồi

được ấp nở, mổ vỏ

thò đầu ra ngoài,

rồi hình cha mẹ

nhồng cho con

ăn... bà Bé cho

biết, phải mất 5

năm kể từ lúc khởi

nghiệp mới làm

cho nhồng sinh hạ

được lứa đầu tiên, nhưng hiếm ai tin

việc bà đã nuôi được nhồng đẻ tại

gia. Có những bức hình này, coi như

là ”nói có sách, mách có chứng”. Một

người có nghề nuôi nhồng cho biết:

“Nhồng là loài rất khó nuôi sinh sản. Bà

Bé rất giỏi vì đã làm được điều này.

Nuôi nhồng đẻ, dạy nhồng nói được

chỉ có bà Bé ở Ngãi Giao”.

Chuyện nuôi nhồng đã khó là vậy,

việc dạy cho nhồng nói tiếng người

còn khó hơn. Bà Bé phải lập phòng

cách li riêng biệt trong trại, ở một nơi

yên tĩnh nhất. Hàng chục con nhồng

được nuôi trong đó. Cứ tối tối, trời im,

nhồng chuẩn bị đi ngủ, bà Bé lại nhẹ

nhàng mở cửa bước vào dạy nhồng

nói. Mỗi lần như vậy khoảng 10 - 15

phút, một câu bà đọc đi đọc lại 5 lần,

dạy thuộc câu này bà mới chuyển

qua câu khác. Để dạy cho nhồng

đọc được hai câu thơ tâm đắc, bà Bé

đã có 6 tháng cùng ăn, cùng ngủ với

10 đứa con nhồng. Nhưng khi nghe

chúng nói được, bà Bé tỏ ra hết sức

vui mừng: “Sau bao ngày dạy dỗ, nay

nghe chúng nói

thật sự không có

gì vui hơn. Lần này

mang lên thành

phố nhất định

đoạt giải”, bà Bé

tươi cười nói.

Dù năm nay

đã sang tuổi 70

nhưng bà Bé vẫn còn nguyên lòng

nhiệt huyết với chim nhồng. “Tôi chỉ

mong có một tổ chức nào có thể tài

trợ để tôi có thể nhân rộng mô hình

nuôi chim nhồng, loài này hiện đang

nằm trong sách đỏ cần bảo tồn.

Nhưng khổ nỗi, mình không có vốn

nên cũng chỉ biết cố gắng hết sức để

giữ gìn chúng thôi” bà Bé trải lòng.

Thảo Đường - Văn Hương

Trang trại nhồng của bà Bé

Bà Bé bên đàn nhồng của mình

Bà Nguyễn Thị Bé cho biết: “Nói với

nhồng phải như rót mật vào tai, nhẹ

nhàng, kiên nhẫn. Trước giờ nhồng

đi ngủ là giờ nhồng dễ tiếp thu

nhất, vì chúng mơ màng chuẩn bị

ngủ, mình nói chúng dễ nghe”.