12
PAY TV
thế giới giải trí
Duyên nghiệp bất ngờ
với chim
Theo như lời bà Nguyễn Thị Bé (SN 1945,
ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chỉ vì cay cú bị ông
Giám đốc hội chợ chọc quê chim Yến
phụng của bà là loài tầm thường, bà Bé
đã lặn lội lên vùng rừng núi Bình Phước để
tìm mua những con chim nhồng rồi mang
về huấn luyện. Sau đó, khi đã huấn luyện
thànhcông, bàBémột lần nữamang thành
quả của mình tham dự hội hoa năm 1996.
Cũng chính từ lần tham gia này, những con
chim nhồng biết nói của bà đã khiến cho
mọi người có mặt tại hội chợ hết sức kinh
ngạc. Kể từ ngày ấy, bà Bé đã được mọi
người từ khắp mọi nơi tôn làm “bà chúa
chim nhồng”.
Nhờ sự chỉ dẫn của mấy anh xe ôm
trước cổng bến xe Ngãi Giao, chúng tôi
men theo con đường đất đỏ tìm tới một
ngôi nhà khá bề bộn dụng cụ xây dựng
và lồng chim. Mới tới cổng, chưa kịp cất
tiếng gọi cửa thì từ phía trong nhà đã phát
ra tiếng: “Xin chào”, “Nhồng Vinh Hoa xin
kính chào quý khách!”. Những tưởng đó
là tiếng của gia chủ, chúng tôi cất tiếng
hỏi lại thì lại không nghe thấy câu trả lời, rồi
khi gọi thêm hai, ba lần vẫn chỉ nghe tiếng
chào hỏi y trang như lúc đầu.
Sau khi đợi khoảng 30 phút, từ phía đầu
cổng, một người phụ nữ tay xách nách
mang đồ đạc và tấm băng rôn đi vào.
Chúng tôi thật sự bất ngờ khi biết người
phụ nữ ấy chính là “bà chúa chim nhồng”
mà những người trong giới vẫn ngưỡng mộ
lâu nay. Sau khi giới thiệu, bà Bé vui vẻ mời
chúng tôi vào thăm quan tâm huyết gần
20 năm của bà. Dẫn chúng tôi vào trong,
đi qua một căn phòng nhỏ, bà Bé quay lại
nói với chúng tôi: “Nói khẽ thôi nhé, đừng
làm nhồng sợ, nó mà sợ thì cả tháng sau
mới chịu tập nói”.
Chúng tôi được bà dẫn tới những lồng
chim bảo bối của mình. “Nhìn chúng vậy
nhưng khó tính lắmđấy, việc ăn uống luyện
nói cũng phải thật kiên trì mới làm được.
Nhất là kinh phí để nuôi chúng cũng tốn
kém lắm, mỗi con một ngày cũng nướng
của tôi từ 4.000 - 5.000 đồng” bà Bé bộc
bạch.
Khoảng những năm 1990, khi đang là
một họa sĩ có tiếng tại Sài Gòn, bà Bé bỗng
nhiên say đắm vẻ đẹp của những chú
chim. Ban đầu, thấy loài chim Yến phụng
đẹp, bà đã bỏ tiền ra mua cho mình 2 cặp.
Sau đó, những con chim này kết đôi, gần
một năm sau bà đã có tới 50 con lớn nhỏ.
Một lần nhận được lời mời tham gia Hội
hoa Xuân tại công viên Tao Đàn, thấy mình
có loài chim đẹp bà cũng mang chim tới
tham gia hội chợ.
“Lần đó là lần đầu tiên tôi tham gia
hội chợ, may mắn được nhận một bằng
khen đặc cách vì gian hàng của tôi thu
hút đông khách nhất. Nhưng sau đó, khi
ngồi nói chuyện với một số nghệ nhân nuôi
chim, tôi mới nghiệm ra, loài Yến phụng
cũng không có gì nổi bật, nuôi được chim
nhồng mà dạy nó nói được mới quý. Tôi
Nữ họa sĩ bỏ thành phố
về rừng…
Bà Bé đang dạy chim nói
Gần 20 năm, bà
Nguyễn Thị Bé bỏ hết
tâm sức của mình để
theo đuổi thú chơi
chim nhồng và huấn
luyện chúng nói.
Hành trình nuôi chim
nhồng của người phụ
nữ này cũng như câu
thơ mà bà đã dạy cho
chúng: “Cay đắng
chưa từng sao biết
ngọt - Gian nan chưa
trải hiểu chi đời”. Vì
lòng đam mê, bà Bé
chấp nhận rời xa nơi
phồn hoa để về vùng
rừng núi vui vầy với
đàn chim. Đàn chim
nhồng mà bà bỏ bao
công sức khổ luyện
lại đem từng câu thơ
làm mát lòng những
người tới xem.