13
PAY TV
Cowell bị biến mất trong giờ vàng.
Sau đó, tháng 8/2015, ban nhạc
đình đám One Direction (ra đời
từ cuộc thi
The X Factor
Anh năm
2010) bị bán thương hiệu khiến việc
sản xuất hơn 65 triệu bản đĩa hát
trên toàn cầu dưới sự bảo hộ của
ông bầu Cowell bị gián đoạn. Ước
tính, số tiền mà Simon bị thất thoát
lên tới 550 triệu USD. Thái độ và
quan điểm đầu tư của ông trùm vì
thế đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Riêng với
America’s Got Talent
,
ông bầu danh tiếng đã thể hiện rất
rõ tư duy cần phải thay đổi. Nếu
như bình thường, ông nổi tiếng khó
tính, khắt khe và có những phát
ngôn nặng nề thì đến với
America’s
Got Talent
vừa qua
,
ông dường
như “lột xác”, khiến ít ai có thể tin
đó chính là Simon Cowell. Thay vì
những lời nhận xét khó nghe kiểu
như: “Tôi không muốn thô lỗ nhưng
bạn mới vừa sáng tạo ra một hình
thức tra tấn mới”, “Bạn là một trong
những ca sĩ tệ hại nhất mà tôi từng
nghe trong đời”, rồi “Nếu bạn sống
cách đây 2000 năm, tôi nghĩ bạn sẽ
bị ném đá tới chết”, hay “Tôi sẽ với
lấy một cái liềm nếu bạn không im
miệng”..., là những biểu cảm tròn
mắt “nai tơ”, đùa vui dí dỏm, cười
sảng khoái hay nói lời trêu đùa thí
sinh và các giám khảo khác.
Đừng khóc cho Simon
Tháng 4/2016, chương trình
truyền hình thực tế tìm kiếm tài
năng ca hát
American Idol
(Mỹ) kết
thúc bằng đêm chung kết của mùa
giải thứ 15 cũng là mùa giải cuối
cùng. Còn nhớ những ngày đầu
khi mới ra đời năm 2002,
American
Idol
đã từng có được lượng người
xem đông đảo hơn bất cứ chương
trình nào phát sóng trên truyền hình
Mỹ. Chương trình thậm chí còn làm
thay đổi cách thức tổ chức các
cuộc thi trên truyền hình, làm thay
đổi tiềm lực kinh tế của hãng Fox và
mở đầu cho vô số những cuộc thi
thố được sản xuất với mô típ tương
tự trên khắp thế giới. Vào thời điểm
bắt đầu,
American Idol
chẳng mấy
khó khăn thu hút được 30 - 40 triệu
khán giả cho mỗi đêm lên sóng, thế
nhưng đêm chung kết cuối cùng
của chương trình chỉ thu hút được
10 triệu lượt xem, một con số ấn
tượng vào thời điểm hiện tại, đã đủ
cho thấy sức hút của chương trình
giảm sút ra sao.
Trong đêm chia tay, “cha đẻ”
của
American Idol
- Simon Fuller
đã trấn an khán giả rằng, sự chia
tay này chỉ là một chặng nghỉ để
nâng tầm chương trình, để tìm đến
một sản phẩm hấp dẫn mới lạ hơn.
Cho đến bây giờ, hơn nửa năm sau
ngày
American Idol
“khai tử”, Simon
Cowell - vị giám khảo lừng danh của
chương trình vẫn tỏ ra lạc quan:
“
American Idol
ra đi là một sự tất
yếu, đừng khóc cho Simon (Simon
Fuller)!. Chúng ta cần phải tôn trọng
quy luật vận hành của cuộc sống!”.
Mặc dù các format
Factor
hay
Got Talent
của Simon Cowell vẫn
được yêu thích, song ông cho rằng
các nhà sản xuất nên học hỏi nhiều
từ format
The Voice
. “Trong thời
buổi các chương trình truyền hình
thực tế đang “trăm hoa đua nở”,
nếu không lắng nghe nhu cầu của
khán giả là đồng nghĩa tìm đến cái
“chết”.
The Voice
có một format
tương tác linh hoạt, đáp ứng thị
hiếu của công chúng, giống như
cách mà
Idol
từng làm được thuở
mới khai sinh. Để tồn tại, các nhà
sản xuất cần tận dụng sức mạnh
của mạng xã hội, đó là lựa chọn tối
ưu và phù hợp với xu hướng hiện
đại”, Simon Cowell khẳng định.
Hiện nay, có khoảng 68 phiên
bản
Got Talent
và 56 phiên bản
The
X Factor
được sản xuất trên khắp
toàn cầu, đem lại cho công ty giải
trí Syco Entertainment (liên doanh
với Sony) của Simon Cowell khoảng
120 đầu mũ chương trình mỗi năm.
Tuy vậy, Simon Cowell vẫn miệt mài
kiến tạo những sản phẩm mới. Ông
đang lên kế hoạch cho chương
trình
Las Vegas Got Talent
: “Tôi vẫn
luôn nhắc lại bài học từ
American
Idol
. Không ngừng thay đổi và sáng
tạo là nguyên tắc sống còn của
ngành giải trí. Không chỉ tôi mà bất
cứ nhà sản xuất nào cũng không
nằm ngoài quy luật này. Đó chính là
lí do tôi sẽ không ngừng đem lại cho
khán giả những điều mới mẻ!”.
An Khê
The X Factor
Britain’s Got Talent