19
PAY TV
ngọn lửa tình yêu với Hát văn. Một
điều đặc biệt nữa, thời chiến tranh,
ở ngay cạnh nhà tôi có một nghệ
nhân hát văn và đánh đàn (gọi là
Cung văn) rất giỏi ở Hà Nội sơ tán
về. Thế là những khi rảnh rỗi, tôi
thường sang chơi, thấy đàn treo trên
vách thì hay nghịch, nghe hát... Sau
này, có dịp chia sẻ với mọi người về
đam mê của mình, tôi luôn nói rằng.
đó là người thầy đầu tiên dạy tôi hát
chầu văn.
Và rồi, con đường nghệ thuật
của ông phát triển như thế nào?
Từ sự chỉ bảo của người thầy đầu
tiên là nghệ sĩ gần nhà, cộng thêm
sự tìm tòi và tự học của mình, năm
15 tuổi tôi thi đỗ vào Đoàn ca múa
nhạc Hà Nam Ninh, gắn bó với nghệ
thuật truyền thống như: chèo, xẩm
và hát văn… Ba năm sau, tôi thi đỗ
vào Học viện Âm nhạc Quốc gia
(trước là Nhạc viện Hà Nội).
10 năm tôi gắn bó với ngôi trường
ấy, từ trung cấp đến cao đẳng rồi
đại học. Ra trường, tôi về công tác
tại Viện nghiên cứu văn hóa dân
gian Việt Nam. Ở đây, tôi thực sự có
điều kiện và thời gian để hiểu sâu
hơn về niềm đam mê của mình, vừa
sưu tầm, nghiên cứu vừa trực tiếp
biểu diễn.
Vậy giá trị của nghệ thuật
hát văn là gì, thưa ông?
Nghệ thuật hát văn thường gắn
với những giá đồng (hát văn là âm
nhạc được sử dụng trong quá trình
thực hành nghi thức hầu đồng - nghi
thức quan trọng trong tín ngưỡng
thờ Mẫu). Nó ca ngợi cái đẹp của
Chân - Thiện - Mĩ, tạo cho con người
ta đức tin trong cuộc sống, trong
tương lai bằng sự thể hiện độc đáo
qua ca từ và giai điệu âm nhạc rất
riêng của mình. Trước kia, chỉ có
những gia đình nhà quan, các tiểu
thương làm ăn buôn bán giàu có
mới có tiền tổ chức được những
giá đồng, mới được xem hầu đồng,
chính vì vậy mà đã có rất nhiều lời
đồn thổi về sự thần bí trong hầu
đồng, khiến cho nghi lễ tín ngưỡng
này bị nhuốm màu mê tín dị đoan.
Hai ba mươi năm nay thì chầu văn
đã được công nhận và phổ biến
rộng rãi.
Được biết, trong quá trình
đưa chầu văn về đúng với giá trị
NSƯT Văn TY đang biểu diễn chầu văn
của nó, ông đã có những đóng góp
âm thầm trong việc bảo tồn và
cách tân loại hình nghệ thuật này?
Cuối những năm tám mươi của
thế kỉ trước, khi là thành viên của
Câu lạc bộ nghệ thuật tại Hội Nhạc
sĩ Việt Nam, tôi và nhạc sĩ Thao
Giang là những người mạnh dạn
tung giá đồng, hát xẩm lên sân
khấu nghệ thuật dân tộc ở Hà Nội.
Tiếp sau đó, Đoàn chèo Trung ương,
Đoàn chèo Quân đội... cũng nhờ tôi
dàn dựng các vở diễn cho nhà hát
của họ khi có vở liên quan hết hát
văn. Tôi cũng cố gắng đưa hát văn
vào trong chèo, trong múa rối nước,
và từng bước đưa nghệ thuật hát
văn đến gần hơn với công chúng,
được khán giả yêu thích, cổ vũ nhiệt
tình. Ngoài việc biểu diễn, tôi cũng
chú trọng đến việc sưu tầm. Hiện
nay, tôi cũng đã có 50 - 60 làn điệu
hát văn, trong đó có gần 20 làn điệu
cổ. Ngoài ra, tôi vẫn dành thời gian
để làm công tác đào tạo đối với
hát văn, nhiều nghệ sĩ trẻ cũng đã
trưởng thành và bước đầu được ghi
nhận. Vừa qua, tôi dạy hát văn và
hướng dẫn cho anh Barley Norton,
một nghiên cứu sinh người Anh hoàn
thành luận án Tiến sĩ về chầu văn.
Hiện nay, tôi đang tiếp tục dạy đàn
Nguyệt và hát văn cho một chàng
trai người Pháp. Những điều đó cho
tôi niềm vui.
Hiện nay, hát văn đang có
xu hướng phát triển và được đón
nhận nhưng cũng vì thế mà dẫn
đến hiện tượng nhiều người hát
chầu văn nhưng chưa thực sự
đúng, hoặc biến tướng một cách
sai lệch. Ông nghĩ như thế nào về
điều này và giải pháp nào để
giảm đi điều đó?
Đúng là hiện nay nhiều người đi
học hát chầu văn theo trào lưu vì lợi
nhuận mà không hề biết lề, lối cổ
xưa cha ông truyền lại. Tôi cho cho
rằng, nhiều cung văn trẻ phần nhiều
không biết “ngũ cung”, không biết
“úp”, “chênh” (những làn điệu hát
văn cổ) mà chỉ thuộc lối “xá” đơn
giản đã đi hành nghề ở các điện,
phủ cốt sao được việc của mình
trong buổi hầu đồng. Hơn nữa, trước
kia các cụ chỉ hát văn trong thời
gian ngắn, khoảng 2 - 3 tiếng nhưng
nay có canh hát lên tới nửa ngày
cũng làm giảm đi ý nghĩa của loại
hình nghệ thuật này. Thời chúng tôi,
đẳng cấp của mỗi cung văn được
thể hiện qua những cuộc thi hát
giữa các đền, phủ với nhau, nhưng
nay rất hiếm các cuộc thi như thế
được tổ chức. Cùng với đó là các
cung hầu đưa rất nhiều âm thanh lạ
vào chầu văn như sáo, bầu… không
đúng với quy cách hát văn cổ. Để
đưa hát văn về giá trị của nó, ngoài
sự tự thân của nghệ sĩ, người đào
tạo cho họ thì tôi nghĩ, các cơ quan
chức năng cũng cần có sự giám sát,
thẩm định các buổi biểu diễn loại
hình nghệ thuật này, tránh chầu văn
bị lợi dụng, biến tướng.
Xin cảm ơn ông!
Hương Lâm
(Thực hiện)