35
còn nghĩa trang. “Người ta nói tôi mắc
nợ chó mèo từ kiếp trước nên kiếp này
mới khổ thế, nhưng thật ra nhờ có con
chó mà tôi mới có ngày nay. Tất cả tài
sản tôi có được, cả căn nhà 7 tầng này,
đều do con chó đưa lại”, ông Sinh nói.
Với ông, loài chó nghĩa tình và gắn bó.
Những năm kinh tế khó khăn, con chó
xây dựng cơ nghiệp cho ông, con cái
ông đi học nước ngoài cũng là nhờ ông
nuôi chó.
Là một người vẽ truyền thần có cửa
hàng trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào,
rồi một ngày, ông Nguyễn Bảo Sinh lên
võ đài đấm bốc. Ông mở dịch vụ phối
giống, xây khách sạn, dựng nghĩa trang
cho chó mèo và Bảo Sinh Đường của
thầy thuốc này luôn đều đặn bệnh nhân
trị các bệnh về viêm xoang, họng, phế
quản… đến khám. Bôn ba đủ nghề kiếm
sống là thế, cơ ngơi giàu có lên đến 100
tỉ là thế, ông Sinh cũng là một người rất
yêu thơ. Từ năm 2013 đến nay, ông đã
từng ra mắt rất nhiêu tập thơ:
Bát phố 1,
Bát phố 2, Huyền thi, Thiền dân gian,
Huyền ngôn
, trong đó
Bát phố
được đề
cử giải Bùi Xuân Phái - Vì Tình yêu Hà
Nội năm 2014. Đây là tác phẩm có sự
pha trộn giữa tản văn và tiểu thuyết, viết
về Hà Nội từ một góc nhìn vừa riêng tư
vừa khái quát. Ông vui vẻ cho biết, sắp
tới sẽ xuất bản tập thơ
Bát phố 3
.
Tên tuổi nhà thơ Bảo Sinh có thể nhiều
người không biết đến nhưng những câu
thơ của ông như: “Sang sông sợ nhất đò
đông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”
hay “Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở
tái thằng cha láng giềng”, hoặc “Cuối
cùng tất cả chúng ta / Đều lên nóc tủ
ngắm gà khỏa thân”… thì đã lan truyền
phổ biến trong dân gian từ nhiều năm
nay. Thơ ông vừa chân phương, quê mùa
như Nguyễn Bính lại nhang nhác hồn
vía thơ Hồ Xuân Hương. Nhiều người
gọi ông Sinh là hậu Bút Tre, bởi những
câu thơ tếu táo, tưng tửng, trong thanh
có tục, trong tục có thanh. Ở tuổi 80, ông
Sinh mới biết sử dụng Facebook. Sau vài
“chiêu” dạy của đứa cháu nội, ông bắt
đầu biết cách đăng thơ của mình lên
mạng xã hội và vui vẻ cảm nhận sự lan
truyền của thơ mình đến với nhiều bạn
bè trên trang Facebook cá nhân.
Ông Nguyễn Bảo Sinh cũng là người
mê cà phê, ông thường lưu tới địa chỉ
cà phê Nhân trên phố Hàng Hành cùng
mấy ông bạn già. Đàm đạo với nhau đủ
thứ chuyện, vài câu thơ được đọc lên,
ông cứ vui vầy trong tình bạn và cà
phê. Lên võ đài nhiều năm nay, tưởng
tuổi già ông sẽ dừng nhưng cứ định kì
10 năm một lần, đúng lễ mừng thọ, ông
lại mở sới đấu võ tại nhà. Năm 70 tuổi,
trước mặt bạn bè, ông thượng đài với võ
sĩ Cảnh Thịnh - Huy chương Vàng toàn
quốc và võ sĩ Hải - Huy chương Bạc thế
giới. Và trong lễ mừng thọ 80 tuổi mới
đây, ông nhất quyết đòi thách đấu và
ông còn hứa năm 90 tuổi sẽ tiếp tục lên
võ đài. Cảm nhận về Nguyễn Bảo Sinh,
không chỉ có sự lãng mạn của một tâm
hồn thơ ca, lẫn khí chất liều lĩnh, cảm tử
của một đấu sĩ mà còn là sự nhanh nhạy,
thức thời của một người kinh doanh
nhưng cũng rất phiêu diêu, thoát tục đời
thường. Con người đó, vừa khiến ta cảm
mến bởi tâm hồn, vừa thán phục nghị
lực, sự tử tế và đầy trân quý với những lẽ
sống trong cuộc đời ông.
DIỆP ANH - TUỆ QUÂN
Trong ngôi chùa Tề Đồng Vật Ngã thơ của Nguyễn Bảo Sinh xuất hiện khắp nơi