37
đã đi khắp nơi, khi lên miền mây núi
Hà Giang, khi lang thang biển đảo Cô
Tô, lúc bồng bềnh cùng Tây Nguyên
hoang dã... để truyền tải thứ hội hoạ
phóng khoáng mang tinh thần của hoạ
sỹ Việt đương đại, lan toả thứ hội hoạ
thuần khiết được chính những tâm hồn
phóng khoáng ấy đúc kết lại qua mỗi
năm khi truyền cảm hứng với những hoạ
sỹ nhí, để tạo nên những tác phẩm hội
hoạ vô cùng đặc biệt, độc đáo. Với sự
khuyến khích của các họa sĩ, các em
nhỏ đã sáng tạo pha màu theo ý thích,
dùng chính những màu sắc đó để tự do
vẽ theo ý thích, vẽ ra những ước mơ
của chính mình, thể hiện những hoạ
tiết trên trang phục dân tộc lên tranh và
dùng chính những hoạ tiết đó để trang
trí những bức tranh của mình… Chương
trình không chỉ dạy các em nhỏ làm
quen với hội họa, ngoài ra còn dạy các
em ý thức về môi trường bằng cách chế
cọ vẽ từ lá thông, lấy khoáng làm màu,
vải lanh làm nền...
Hành trình sáng tác, giảng dạy của
Ngôi sao miền núi
được ví như cuộc
dạo chơi nhưng đã đem lại thay đổi rõ
rệt trong tư duy sáng tạo của các họa
sĩ đồng hành cùng chương trình. Nhân
vật truyền cảm hứng và là người đưa ra
ý tưởng thành lập Ngôi sao miền núi
Quách Ngân Vỹ cho biết: “Qua các
chuyến giảng dạy mỹ thuật ở miền núi,
khi trở về tôi cảm nhận rõ các họa sĩ cởi
mở hơn trong cả phong cách và ngôn
ngữ sáng tác, dễ thấy nhất là ảnh hưởng
văn hóa bản địa lên tác phẩm của họ,
chủ đề sáng tác cũng mở rộng hơn so
với trước”. Điều này cũng được chính
các họa sĩ trong cuộc công nhận. Một
Tây Nguyên hùng vĩ, bí ẩn, với đại ngàn
hoang sơ như từng biết trong sách vở,
khi tiếp cận những hình ảnh thực tế lại
trái ngược khiến họa sĩ sơn mài Nguyễn
Xuân Lục ngỡ ngàng. Họa sĩ tâm sự:
“Hình ảnh xúc động với tôi nhất khi lần
đầu đến Tây Nguyên là tượng nhà mồ
đang bị xuống cấp, mối mọt, tôi nghĩ
chỉ khoảng 10 hoặc 20 năm nữa sẽ biến
mất vì bây giờ không còn người làm.
Riêng cảnh quan, con người, bản sắc
khác đi nhiều, khó cảm nhận. Cũng có
thể do tôi chưa có điều kiện đến được
những buôn làng nguyên bản hơn”.
Cái ngỡ ngàng với Tây Nguyên ấy được
Nguyễn Xuân Lục biểu đạt qua ngôn ngữ
hội họa trừu tượng, dùng gam màu dị
biến của kỹ thuật sơn mài lột tả sự mối
mọt, mục ruỗng của tượng nhà mồ, tạo
nên ấn tượng mạnh và sâu. Đồng hành
cùng
Ngôi sao miền núi
ngay khi dự án
bắt đầu, họa sĩ Nguyễn Hồng Phương
chia sẻ: “Mỗi tộc người lưu giữ một bản
năng, tâm tính nghệ thuật rất riêng và
đậm đặc, nhưng đều giống nhau về nhu
cầu hưởng thụ nghệ thuật. Do vậy, nghệ
thuật là thứ cần được giao lưu, chia sẻ,
không khép kín, thế mới có điều kiện
phát triển”.
Từ năm 2014 đến nay, với hơn 30
thành viên, dự án
Ngôi sao miền núi
đã
tiến hành vẽ bích họa cho các trường tiểu
học, dạy vẽ cho hàng nghìn em nhỏ từ
6 - 20 tuổi. Song song với việc dạy vẽ,
cuối mỗi mùa dự án là triển lãm tại
Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài của các
họa sĩ, cùng tranh của các em thiếu nhi
tại những nơi nhóm đã đến. Các triển
lãm này sau đó đều được đưa sang Đài
Loan trưng bày tiếp, như một cách góp
thêm vào cây cầu giao lưu văn hóa Việt
Nam- Đài Loan. Rất nhiều các tác phẩm
hội họa từ các triển lãm này đã ở lại
trong các bộ sưu tập mỹ thuật tại Đài
Loan sau triển lãm. Đó là triển lãm Ánh
Sao (2014), Sắc đá (2015), Dòng chảy
(2016)…
Năm 2019,
Ngôi sao miền núi
đã
đến với các em nhỏ ở xã Bát Đạt Sơn
(Quản Bạ - Hà Giang) và huyện đảo
Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tầu). Các hoạ
sỹ đồng hành có thể kể đến như họa
sĩ Nguyễn Quang Huy, họa sĩ Nguyễn
Xuân Lục, họa sĩ Đào Minh Tuấn, họa sĩ
Nguyễn Minh Đông, họa sĩ Lương Duy…
Hoạ sĩ lớn - hoạ sĩ nhỏ
đã đi cùng nhau,
cùng cười vui, cùng hạnh phúc và họ
đang cùng nhau lan toả những điều tốt
đẹp về tình yêu, về cuộc sống tới tất cả
mọi người qua triển lãm
Sáu Độ
2019
tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.
Triển lãm này không chỉ là nơi hoạ sỹ
của Ngôi sao miền núi
tâm sự
những trải
nghiệm của mình qua những nét vẽ cá
nhân, mà còn là nơi để tất cả mọi người
hoà mình với những ước mơ tuổi thơ của
các em nhỏ.
NGỌC MAI
Các họa sĩ đang vẽ tranh trên tường tặng các em nhỏ
Với các em nhỏ ở huyện đảo Long Sơn- Bà Rịa Vũng Tàu