23
bè của anh ấy đã nói sẽ không thể thực
hiện được nhưng cuối cùng chúng tôi
đã làm được và đã tìm được câu trả lời
cho họ. Đó là thứ hạnh phúc hân hoan
như sau ngày mùa gặt hái làm động lực
cho tôi tiếp tục ươm những “mầm cây”
khác nữa.
- “Mầm cây” khác mà Đồng Lan
nhắc tới ở đây có phải là album nhạc
bolero phối theo phong cách jazz cùng
một album tự sáng tác cũng chơi theo
lối jazz mà chị chuẩn bị cho ra mắt. Chị
có thể bật mí thêm về dự án này?
- Sau album Trịnh Jazz
Này em có
nhớ
(Chérie, tu te rappelles?) được hoàn
thiện mọi khâu với các nghệ sĩ Pháp tại
Paris thì tôi học được nhiều cách thức
làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp và
nuôi tham vọng làm việc với các nghệ sĩ
Mỹ tại đất Mỹ. Tinh thần jazz của người
Pháp và người Mỹ rất khác nhau và đó là
điều hấp lực với tôi, một kẻ luôn tò mò đi
kiếm tìm những màu sắc khác biệt trong
nghệ thuật. Và một album jazz
Đừng
yêu một mình
(Don’t Love Alone) gồm
10 sáng tác của Lan cùng một album
bolero jazz đã được thực hiện xong
sau 3 tháng “chui ra chui vào” trong
phòng thu của nghệ sĩ Saxophone người
Mỹ gốc Việt - Vũ Anh Tuấn ở Cali. Cả
2 album này đều dự kiến phát hành đĩa
than giống như album Trịnh jazz phát
hành trong tháng 8 vừa qua.
- Làm việc với những nghệ sĩ nước
ngoài, chị thấy có điều gì khác biệt và
thú vị?
- Thú vị nhất là cách họ dành tâm
huyết và thời gian cho âm nhạc, cách
họ làm việc tập thể, nâng niu tiếng đàn
của nhau một cách tinh tế. Tôi cảm
nhận về một cuộc chơi đồng đội đầy am
hiểu, yêu thương, tôn trọng tới từng nốt
nhạc. Tôi nhớ mãi về một nghệ sĩ da
màu Henry Franklin - được coi là một
tượng đài jazz nhiều người kính nể. Ông
đã gần 70 tuổi nhưng vẫn đam mê chơi
contrabass, giữ nhịp cho cả ban nhạc
nhưng do hôm đó là bài mới và một
bên mắt ông bị đau nên nhìn không rõ,
chơi không phong độ như bình thường.
Tuy nhiên, mọi người sẵn sàng vui vẻ
dừng lại để thu vào hôm khác dù phải di
chuyển từ rất xa tới studio. Muốn những
thứ hay, giá trị thì không thể vội vàng
và càng không thể làm nó chỉ vì giá trị
kinh tế.
- Đồng Lan vẫn được nhìn nhận là
một ca sĩ cá tính, có phải vì thế mà chị
khó tìm được người đồng điệu trong
cuộc sống đời thường và phù hợp cho
cuộc sống hôn nhân?
- Khi đã chọn yêu và chung thuỷ với
âm nhạc thì những chàng trai đến sau
đó hẳn phải vượt qua “cửa ải” này, phải
cùng yêu âm nhạc và ủng hộ tình yêu
của tôi dành cho âm nhạc hay còn gọi
là cùng “yêu chung” một người tình. Để
có một người đàn ông đủ bao dung, thấu
hiểu không khó cũng chẳng dễ. Tôi cũng
xác định, giả như cuộc đời này không
lấy chồng, không sinh con thì sau này
khi đã bớt di chuyển và có nhiều thời
gian chăm sóc trẻ con hơn có thể tôi sẽ
nhận con nuôi. Tuy vậy, tôi vẫn luôn để
mở, cái gì tới thì cứ việc tới, nếu một
ngày có chàng trai nào đó đủ hấp dẫn
tới mức tôi sẵn sàng từ chối sự tự do này
thì… cứ xin mời.
- Sau những dự án đang nỗ lực để
thực hiện, ước mơ lớn nhất của Đồng
Lan là gì?
- Đi vòng quanh thế giới trước khi
chết. Để xây cho mình một cuộc đời
giàu có với nhiều câu chuyện thú vị.
Để thực sự sống mà làm nghệ thuật chứ
không phải làm nghệ thuật bằng những
cảm xúc vay mượn. Chúng ta đều sinh
ra, sống một cuộc tranh đấu rồi chết. Tại
sao không chọn có một cuộc đời có ý
nghĩa và làm bản thân hạnh phúc hơn
bởi khi đó đã góp thêm niềm hạnh phúc
và cảm hứng yêu đời, yêu cái đẹp cho
những người xung quanh rồi.
THU HUỆ
(Thực hiện)
Ảnh:
KAYA IDIRISSI ZOUGARI
“TÔI, MỘT CÔ GÁI VIỆT NAM
TỰ CẢM THẤY NHẠC TRỊNH CÓ
SỰ ĐỒNG ĐIỆU VỚI JAZZ, VỚI
VĂN HOÁ PHÁP VÀ VỚI LÒNG
YÊU ĐỜI, YÊU NGƯỜI CỦA
MÌNH. TÔI LUÔN TÂM NIỆM,
LÀM NGHỆ THUẬT PHẢI DÁM
LIỀU, DÁM SÁNG TẠO VÀ
LUÔN SẴN SÀNG XÂY BỨC
TƯỜNG THÀNH VỮNG VÀNG
ĐỂ CHỊU ĐỰNG “GẠCH ĐÁ”
NẾU THỨ MÌNH SÁNG TẠO CÓ
THỂ “LẠ QUÁ” TRONG THỊ
HIẾU CHUNG CỦA KHÁN GIẢ”,
CA SĨ ĐỒNG LAN.