Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 64 Next Page
Page Background

5

của thông tin, độ xác thực của nguồn tin

và cách khai thác dưới góc độ của người

làm báo là yếu tố then chốt. Nhưng quan

trọng nhất hiện nay lại là cách người

dùng muốn tiếp nhận thông tin như thế

nào hay được hiểu nôm na là “sự cá nhân

hóa nội dung”.

Theo khảo sát của hãng Marketing

Insider Group về ảnh hưởng của sự “cá

nhân hóa nội dung” của 1500 khán giả

tới cảm nhận, cảm xúc của người xem

về thương hiệu thì có tới 88% khán giả

cho rằng việc cá nhân hóa nội dung giúp

họ cảm nhận tốt hơn về nội dung đó,

trong đó 28% khán giả cho rằng điều đó

vô cùng quan trọng với họ. Cũng theo

nghiên cứu này, nếu như một thương

hiệu làm tốt việc “cá nhân hóa nội dung”

cho khách hàng thì 72% trong số họ sẽ

cảm thấy tin tưởng hơn và 60% trong số

họ cảm thấy được kết nối mạnh mẽ với

thương hiệu. Và điều quan trọng nhất là

86% trong số người được hỏi cho rằng,

họ sẽ quan tâm hơn và dành nhiều thời

gian hơn cho các sản phẩm, dịch vụ của

thương hiệu nếu như thương hiệu đó làm

tốt việc “cá nhân hóa nội dung” cho họ.

Người dùng muốn tiếp nhận thông

tin như thế nào đồng nghĩa với nhà đài

phải “tối ưu hóa” hay “cá nhân hóa”

thông tin gửi tới người xem. Mô hình này

được Tổng Giám đốc điều hành Hãng

truyền hình Channel 4 (Anh) áp dụng

thực hiện thành công tại Anh, với công

thức: “thương hiệu - nội dung - cá nhân

hóa nội dung”. Channel 4 (hãng truyền

hình lớn thứ 3 tại Vương quốc Anh xét

về doanh thu) dùng mô hình này để tiếp

cận và thuyết phục khán giả, đã vươn

lên từ một đài truyền hình nhỏ bé sinh

sau đẻ muộn (ra đời rất lâu sau BBC và

Xem tin tức BBC trên điện thoại di động

Một bản tin trên kênh ITV news

Một bản tin thời sự trực tiếp trên CNN

ITV), trở thành một hãng truyền hình có

doanh thu lớn với 1 tỉ Bảng Anh trong

năm 2017. Cách tiếp cận của Channel

4 là tối ưu nội dung dành cho từng nhóm

khán giả, thậm chí là từng cá nhân khán

giả, dựa trên thói quen, sở thích của họ…

Các thông tin về thói quen, sở thích này

được thu thập và xử lí khi mỗi khán giả

tương tác với bất cứ công cụ nào của

hãng như website, ứng dụng di động…

Từ đó, tin tức truyền hình cũng như các

chương trình giải trí, thể thao… được sản

xuất, tối ưu hóa, cá nhân hóa và truyền

tải một cách chính xác tới đúng với đối

tượng khán giả cần nó và thích nó. Mô

hình này đã tạo ra một xu hướng “khán

giả quyết định nội dung” trên toàn cầu.

Bất kể là truyền hình châu Âu hay

châu Mỹ thì tất cả đều có chung một điểm

là tin tức trên truyền hình có lợi thế to lớn

về mặt nguồn tin uy tín, đã qua thẩm định

và luôn nhận được sự tin tưởng của đối

tượng khán giả lớn tuổi. Hiện nay, những

hãng tin tức lớn, những tờ báo lớn đều ra

sức bỏ tiền đầu tư thử nghiệm những nền

tảng trực tuyến mới để giữ chân khán giả

cũ, tiếp cận và thu hút tầng lớp khán giả

trẻ trên cơ sở thương hiệu tin tức uy tín

sẵn có của mình. Đơn cử như hãng tin

hàng đầu thế giới CNN đã đặt ra 3 trọng

điểm trong chiến lược phát triển số dài

hạn của mình là: di động, video và toàn

cầu hóa. Trong đó, người dùng không đi

tới một nơi cụ thể mà thông tin phải tự

tìm tới họ. CNN đặt mục tiêu phải làm

điều này hiệu quả nhất để cạnh tranh với

tất cả các nền tảng khác, nhằm mang

đến nội dung khán giả muốn xem vào

đúng thời điểm và ở đúng phương tiện họ

dùng. Sự cạnh tranh trong mảng tin tức

truyền hình trên môi trường số sẽ ngày

càng khốc liệt bởi không chỉ có các nhà

đài truyền thống tìm cách xoay xở phát

triển nội dung theo thị hiếu khán giả trên

nhiều nền tảng mà ngay cả các hãng

công nghệ sinh sau đẻ muộn như Netflix,

Amazon Prime, Facebook, YouTube… đều

ồ ạt thử nghiệm sản xuất những video ở

dạng dài, các clip ngắn để thu hút khán

giả trên nền tảng số…

DIỆP CHI