35
KHÔNG GIAN
VĂN HÓA
THỜI ĐIỂM HÌNH THÀNH
Vẫn có sự tranh cãi về thời điểm
chính xác bộ môn nghệ thuật thứ Bảy
xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên. Các
nhà nghiên cứu ước chừng vào khoảng
cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 khi
Fight
for Justice
(Cuộc chiến công lí) - bộ
phim đầu tiên do Triều Tiên sản xuất
được công chiếu vào năm 1919 tại Nhà
hát Dansungsa. Tuy nhiên, đây chưa
phải là bộ phim điện ảnh thực thụ vì
được làm theo phong cách của kịch
nói. Phải đến năm 1921 khi bộ phim
Chungyang - Joen
xuất hiện thì mới
được công nhận là một tác phẩm điện
ảnh thực thụ. Đây cũng được xem là bộ
phim truyện đầu tiên của Triều Tiên.
Bộ phim khiến cho khán giả bắt đầu
chú ý và quan tâm đến bộ môn nghệ
thuật thứ Bảy là
Arriang
do Na Woon
Gyu viết kịch bản, đạo diễn, kiêm luôn
diễn viên chính. Thuộc thể loại phim
câm,
Arriang
đề cao tính dân tộc, thể
hiện sự phản kháng chống lại ách cai trị
của Nhật Bản.
BẢO TỒN DI SẢN
Năm 1966 Chính phủ và giới
làm phim đã quyết định chọn ngày
27/10/1919 là ngày khai sinh nền điện
ảnh Hàn Quốc vì
Fight for Justice
- bộ
phim đầu tiên do người Hàn sản xuất,
được trình chiếu vào ngày này. Năm
2007 bộ phim câm
Crossroads of Youth
(Sự lựa chọn của giới trẻ) do đạo diễn
Anh Jong Hwa thực hiện vào năm 1934
đã được tìm thấy và phục chế lại. Đây
được xem là tác phẩm lâu đời nhất của
điện ảnh Hàn Quốc còn tồn tại cho đến
ngày nay.
NỤ HÔN ĐẦU TIÊN
TRÊN MÀN ẢNH
Nụ hôn đầu tiên của điện ảnh
phương Tây đã xuất hiện từ năm 1986
trong bộ phim
The Kiss
. Gần 6 thập kỉ
sau đó, điện ảnh Hàn Quốc mới có màn
chạm môi chớp nhoáng trong bộ phim
The Hands Of Destiny
(Bàn tay định
mệnh) ra mắt vào năm 1954 và ngay
lập tức nó đã tạo nên cơn địa chấn trên
toàn lãnh thổ. Cả đạo diễn và nữ diễn
viên chính sau đó đều phải đối mặt với
nhiều rắc rối vì cảnh quay táo bạo này.
The Hands Of Destiny
sau đó đã thu hút
được hơn 50.000 khán giả tới rạp, một
con số kỉ lục ở thời điểm bấy giờ.
VƯƠN RA QUỐC TẾ
Điện ảnh Hàn Quốc đã bắt đầu
tham dự các liên hoan phim quốc tế từ
năm 1961 với tác phẩm
The Coachman
(Người phu xe) của đạo diễn Kang Dae
Jin. Bộ phim đã mang về giải Gấu Bạc
tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần
thứ 11. Năm 1962, tác phẩm
To The
Last Day
của đạo diễn Shin Sang Ok
tham gia LHP Berlin lần thứ 12, tiếp tục
thắng giải Gấu Bạc và giải Diễn viên
nhí xuất sắc nhất. Mặc dù vươn ra quốc
tế từ khá sớm và giành không ít những
giải thưởng lớn, nhưng điện ảnh Hàn
Quốc chỉ thực sự được thế giới chú ý
vào đầu những năm 2000 qua các bộ
phim của những tên tuổi như: Park Chan
Wook, Bong Joon Ho, Kim Ki Duk, Lee
Chang Dong… Nhiều tác phẩm còn được
Hollywood mua bản quyền làm lại.
CÔNG NGHỆ LÀM THAY ĐỔI NỀN
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH
Sự ra đời của công nghệ chiếu phim
4DX và ScreenX, được phát triển độc
quyền bởi tập đoàn CJ, được xem là
bước đột phá mang tính bước ngoặt của
điện ảnh Hàn Quốc, góp phần thúc đẩy
sự phát triển của điện ảnh toàn cầu.
Công nghệ này được các chuyên gia
trong ngành đánh giá là sẽ định hình
lại ngành công nghiệp điện ảnh. 4DX
đang được sử dụng tại các cụm rạp của
CJ CGV ở 40 quốc gia trên toàn thế giới
còn ScreenX được vận hành ở 17 quốc
gia trong đó có Việt Nam.
BẢO ANH
(Theo Koreaheard)
Nhà hát Dansungsa - nơi công chiếu bộ phim
điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc
Những sự thật ít biết về
điện ảnh Hàn Quốc
TRÒN 100 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐIỆN ẢNH HÀN
QUỐC ĐÃ VƯƠN LÊN TRỞ THÀNH NỀN ĐIỆN ẢNH HÀNG ĐẦU
CHÂU Á. NHẮC ĐẾN ĐIỆN ẢNH XỨ KIM CHI, NGƯỜI TA CHỈ NHỚ
ĐẾN NHỮNG BỘ PHIM HẤP DẪN, HỢP THỊ HIẾU KHÁN GIẢ TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC, GIÀNH NHIỀU GIẢI THƯỞNG LỚN Ở CÁC LIÊN
HOAN PHIM QUỐC TẾ. TUY NHIÊN, ĐẰNG SAU NÓ CÒN RẤT NHIỀU
ĐIỀU BẤT NGỜ MÀ ÍT KHI ĐƯỢC ĐỀ CẬP TỚI.
Extreme Job - bộ phim ăn khách nhất trong lich sử
điện ảnh Hàn Quốc, được nam diễn viên Kevin
Hart mua bản quyền làm lại tại Mỹ
Cận cảnh phòng chiếu ScreenX được phân phối độc
quyền bởi CJ CGV - công nghệ được cho là sẽ làm
thay đổi nền công nghiệp điện ảnh.