33
phải tới tháng 8 này,
Phượng Khấu
mới
chính thức khởi quay và có kế hoạch
phát sóng trên nền tảng truyền hình trả
tiền từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, ngay
từ những bước chuẩn bị, khởi động công
phu, kĩ lưỡng, phim được đánh giá đã
thành công khi quy tụ được dàn diễn
viên thực lực thuộc 4 thế hệ. Trong đó,
sự xuất hiện của những nghệ sĩ kì cựu,
đình đám của sân khấu kịch như: Thành
Lộc, Hồng Vân, Hồng Đào như một sự
bảo chứng rằng, khán giả sẽ được thưởng
thức tài nghệ diễn xuất đỉnh cao. Các
gương mặt trẻ tuổi hơn như: Huy Khánh,
Vân Trang, Diễm My, Jun Phạm lại mang
tới cảm giác tươi mới, ấn tượng khi khoác
lên mình bộ cổ phục, với cách tạo hình,
trang điểm đặc trưng thời nhà Nguyễn.
Nếu đánh giá một cách công tâm, thì
ở giai đoạn đầu của dự án
Phượng Khấu
,
nội dung phim chưa hẳn là điều được
quan tâm nhất mà chính là nỗ lực tái hiện,
phục dựng trang phục, hiện vật, bối cảnh…
sao cho thật nhất, sát nhất với những gì
sử sách đã ghi chép lại. Khác với những
bộ phim cổ trang khác đôi khi mượn đề
tài lịch sử để làm cái cớ cho những sáng
tạo mới mẻ,
Phượng Khấu
là dự án đầu
tiên nghiên cứu và cố gắng sử dụng chính
xác nhất có thể trang phục thời Nguyễn.
Toàn bộ phần nghiên cứu, thiết kế và thực
hiện đều được thực hiện bởi Ỷ Vân Hiên -
một đơn vị chuyên phục dựng trang phục
cổ. Đoàn làm phim còn mời bằng được
nghệ nhân Vũ Kim Lộc - nghệ nhân phục
chế nón nổi tiếng đã được Nhà nước và
Bộ Khoa học & Công nghệ chứng nhận -
tham gia cố vấn, góp ý. Mong muốn của
ekip làm phim
Phượng Khấu
không chỉ
dừng lại ở một tác phẩm “cung đấu” thuần
Việt mà còn để khán giả hiểu thêm về một
giai đoạn lịch sử trong dân tộc với ngôn
ngữ điện ảnh, đem đến những giá trị văn
hóa, lễ nghi, tín ngưỡng, âm nhạc, thơ
văn, ẩm thực… của triều đại nhà Nguyễn.
Nhưng cũng vì tự đặt ra áp lực rất lớn
đối với việc phục dựng chân thật bức
tranh triều nhà Nguyễn qua các tập phim
mà
Phượng Khấu
phải đối diện với thách
thức khi cần tới vài trăm trang phục với
những đặc điểm rất riêng biệt, tinh tế
trong mỗi họa tiết, trong cách xây dựng
bối cảnh kết hợp nhuần nhuyễn giữa
cảnh thực tại Huế với cảnh được xử lí
bằng kĩ xảo. Đã có không ít cuộc tranh
luận gay gắt ngay khi tạo hình nhân vật,
trang phục
Phượng Khấu
được hé lộ, kể
cả có những lời chê rằng nét thuần Việt
của phim dù có sát với lịch sử thì vẫn có
phần… kém đẹp. Hơn nữa, sự tập trung
quá nhiều cho trang phục, nghi lễ, văn
hóa… liệu có khiến
Phượng Khấu
bị ngả
sang màu sắc phim tài liệu, triển lãm
nghệ thuật thay vì một tác phẩm “cung
đấu” kịch tính, đầy xúc cảm như hứa hẹn?
Để trả lời câu hỏi này, nhà sử học Lê Văn
Lan đã có lời ngỏ rằng, các nhà làm phim
đã khéo léo chọn một giai đoạn mà tư
liệu lịch sử còn khá đầy đặn, nhiều chất
liệu hấp dẫn để tạo nên câu chuyện cuốn
hút. Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cũng cho
biết, bên cạnh việc tôn trọng lịch sử thì
phim vẫn có nhiều phần hư cấu được tiết
chế hợp lí. Phần chuyện ngoài chính sử
dù để phù hợp hơn với thị hiếu khán giả
ngày nay thì cũng phải đặt trong mạch
phát triển hợp lí, không vì những yếu tố
câu khách mà bóp méo nội dung.
Không đơn thuần là một dự án phim,
Phượng Khấu
ghi một bước tiến dài của
những bạn trẻ đam mê nghiên cứu, tìm
hiểu về lịch sử dân tộc. Từ một trang
fanpage mang tên Thiên Nam Lịch Đại
Hậu Phi ra đời từ giữa năm 2017 để đăng
tải các bài viết về các bà hoàng, phi tần
trong lịch sử Việt Nam, nhóm thực hiện
này đã dần mở rộng phạm vi nghiên cứu
ra trang phục, nghi lễ, mũ mão… Hoạt
động của nhóm cũng chuyển hướng sang
cộng đồng, nhằm kết nối những người
yêu sử Việt, mong muốn phục dựng,
truyền bá những tinh hoa văn hóa của
cha ông.
Phượng Khấu
chính là điểm hẹn
kết nối những trái tim nóng hổi lòng tự
hào truyền thống dân tộc và khát khao
đặt một viên gạch mới cho mảng đề tài
lịch sử - nơi phim ảnh Việt Nam vẫn còn
chưa nhiều thành tựu nổi bật.
HƯƠNG HUYỀN