Previous Page  90 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 90 / 92 Next Page
Page Background

90

VTV

sống

khỏe

V

iêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ là

một bệnh thường gặp, không

khó điều trị, nhưng dễ tái

phát. Nhiều người có thói

quen cho trẻ uống thuốc ngay khi có

những triệu chứng bất thường về đường

hô hấp như: sốt, ho, sổ mũi, khó thở…,

và thuốc được sử dụng phổ biến nhất là

kháng sinh.

Kháng sinh là nhóm các loại thuốc

được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa

nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Vai trò của nó là tiêu diệt hoặc gây

ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn

trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có

không ít người không hề biết rằng,

thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả đối

với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đối

với những bệnh do những nguyên

nhân khác như nấm, virus…, kháng

sinh sẽ không có tác dụng gì, thậm

chí chúng còn có thể gây hại do những

tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng không mong muốn

thường thấy cho trẻ nhỏ có thể kể

đến: dị ứng, tiêu chảy, viêm ruột, phát

ban ngoài da… Việc sử dụng thuốc

kháng sinh bừa bãi có gây ra hậu quả

nghiêm trọng khiến vi khuẩn đề kháng

lại các kháng sinh, dẫn đến tình trạng

kháng thuốc, gây khó khăn cho quá

trình điều trị bệnh. Ngoài ra, trong một

số trường hợp, do không lưu ý đến các

chống chỉ định của thuốc đã dẫn đến

việc tăng nặng độc tính của thuốc.

Mới đây, chuyên mục Sức khỏe của

báo tờ báo uy tín hàng đầu nướcAnh,

Dailymail, đã công bố một cuộc nghiên cứu

có thể làm thay đổi suy nghĩ của các bà mẹ

về thuốc kháng sinh. Theo đó, các bác sĩ

khuyến cáo, việc lạm dụng kháng sinh cho

trẻ em và trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy

cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau này.

Nhiều cuộc nghiên cứu do Đại học New

York tiến hành cho thấy, tỉ lệ chuột bạch thí

nghiệm với kháng sinh bị mắc tiểu đường

tuýp 1 cao gấp hai lần so với nhóm không

dùng thuốc.

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi

là tiểu đường phụ thuộc insulin, thường

xảy ra ở người trẻ, xảy ra do cơ chế tự

miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá

hủy bởi chính cơ thể, dẫn đến không

còn khả năng sản xuất insulin, làm tăng

đường huyết và tiểu ra đường. Đưa

những kháng sinh không cần thiết vào

cơ thể trẻ có thể làm giảm sự đa dạng,

ổn định và phong phú của lợi khuẩn

đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột

yếu có liên quan mật thiết đến bệnh dị

ứng, béo phì, viêm ruột và tiểu đường

tuýp 1…

Nhà nghiên cứu Martin Blaser của

Trung tâm Y tế Langone Medical Center

thuộc Đại học New York cho biết, nếu

tăng cường sức chống chịu lại vi khuẩn

cho trẻ một cách tự nhiên, có thể giảm

đáng kể bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những

trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, ông

cũng nhấn mạnh đến yếu tố tăng sức

chống chịu của cơ thể thông qua việc bổ

sung dinh dưỡng đúng cách, rèn luyện

thể chất, tiêm chủng đủ vaccine

cho trẻ….

Trong các biện pháp phòng bệnh, các

bậc cha mẹ có thể cho trẻ uống Broncho

vaxom, là chất li giải đông khô của một

số loại vi khuẩn, khi uống vào giúp hỗ

trợ tăng cường tác dụng bảo vệ tự nhiên

của cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm

khuẩn hô hấp tái phát do cả nguyên

nhân vi khuẩn và virus như: Viêm họng,

viêm phế quản tái phát, viêm Amidan tái

phát, viêm mũi xoang tái phát… Theo

bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm

dị ứng - miễn dịch lâm sàng bệnh viện

Bạch Mai: “Những trẻ em có nguy cơ

nhiễm trùng cao, thường xuyên bị viêm

đường hô hấp và tái phát nhiều nên sử

dụng Broncho Vaxom. Một số nghiên

cứu khoa học gần đây chứng minh, nếu

dùng đủ và đúng liều Broncho Vaxom

sẽ giúp giảm từ 30-50% các đợt nhiễm

trùng hô hấp cấp ở trẻ nhỏ”.

Diệp Chi

Đừng đùa

với kháng sinh!

Thời điểm giao mùa, giữa ngày

và đêm có sự chênh lệch nhiệt

độ không nhỏ, là khoảng thời

gian trẻ nhỏ dễ mắc bệnh liên

quan đến đường hô hấp. Khi thấy

trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiều

cha mẹ đã vội vã cho con uống

kháng sinh để tránh biến chứng

viêm phổi. Đây là một sai lầm cơ

bản có thể dẫn đến những hậu

quả khôn lường.