63
tiếng động, không bình luận, không
phụ đề, không có hiệu ứng hình ảnh,
âm thanh đặc biệt chi phối cảm xúc
của người xem. Các khách mời được
tự do thưởng thức món ăn theo cách
của họ. Có người im lặng hoàn toàn
từ đầu đến cuối bữa, có người thích
tâm sự với khán giả vài câu, có người
biểu hiện sự ngon lành thông qua nét
mặt. Những âm thanh chân thực được
thể hiện rõ ràng nhất với người nghe
như tiếng nước nồi lẩu đang sôi, tiếng
chén bát khua vào nhau, tiếng suối róc
rách hoặc không khí náo nhiệt trong
nhà hàng…
Sau một thời gian phát sóng,
chương trình xếp hạng 49 trong bảng
xếp hạng hàng tuần do các công ty
kiểm định hàng đầu đánh giá. Đây là
chương trình duy nhất của kênh truyền
hình cáp chuyên về ẩm thực O’live có
tên trong bảng xếp hạng. Tuy lượng
người xem chưa nhiều nhưng chương
trình kì lạ này vẫn có lượng khán giả
nhất định bởi chính sự đơn giản, quái
dị. Nhà sản xuất Kim giải thích sức
hấp dẫn của chương trình “Có rất
nhiều điều thú vị về một người khi họ
ăn một mình. Vì thế người xem càng
vui hơn khi nhìn thấy sự chân thật,
riêng tư nhất của một nghệ sĩ khi họ
dùng bữa một mình”.
Thế hệ ăn một mình
Thật ra kiểu ăn cho người khác
xem là một trong những trào lưu vô
cùng kì lạ ở Hàn Quốc với tên gọi
Mukbang (tạm hiểu nghĩa là truyền
hình thực tiếp bữa ăn). Trào lưu
này bắt đầu từ năm 2008, khi mạng
internet phát triển thì cũng có một số
người trẻ tường thuật trực tiếp bữa ăn
của mình trên mạng. Có hàng ngàn,
hàng triệu người ngồi xem các nhân
vật thưởng thức bữa ăn. Càng ngày,
mức độ đầu tư cho những bữa ăn biểu
diễn càng cao. Nhiều người ăn mặc
đẹp, phong cách ấn tương, bày thật
nhiều thức ăn ngon miệng, hoặc đôi
khi có những người nổi tiếng chỉ vì
tiêu thụ lượng thức ăn khá lớn trong
một bữa.
Sự thành công của trào lưu
mukbang được các nhà nghiên cứu lí
giải rằng, hiện nay có một số lượng
lớn người Hàn Quốc sống một mình.
Một thống kê từng tiết lộ rằng 5,1
triệu người Hàn sống một mình năm
2015, tăng 62% trong một thập kỉ
qua. Giáo sư xã hội học Jeon Sang In
của đại học Quốc gia Seoul cho rằng,
dường như có sự tương quan giữa
việc phải tìm lối thoát và sự thoải mái
trong việc hưởng thụ cuộc sống hiện
đại ngày càng áp lực, ít kết nối và
thiếu thốn tình cảm.
G.Trúc
(Theo Koreaherald)