Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

như, năm ngoái mình có tham gia vào

khóa học 1 tuần ở Indonesia với chủ đề:

“Truyền thông về người khuyết tật”.

Hóa ra có rất nhiều chi tiết khá nhạy cảm

mà mình cần lưu ý khi đưa tin về người

khuyết tật để tránh tối đa việc vô tình

làm tổn thương họ. Vậy nên, từ sau đó,

bất cứ khi nào đi thực hiện phóng sự hay

có sự tham gia của người khuyết tật thì

mình đều lưu tâm hơn.

Ngoài việc tự tìm kiếm học bổng

nước ngoài - vốn rất khó khăn, khi tiếp

cận một trong những trung tâm báo chí

lớn của thế giới cùng các đồng nghiệp

báo chí nước ngoài, bạn có tự tin?

Mình khá tự tin vì các đồng nghiệp

nước ngoài họ cũng như mình, đang

trong một guồng quay của thông tin và

tác nghiệp. Đôi khi họ cũng gặp những

bài toán, thắc mắc như mình. Họ sẽ có

những điểm mạnh mà mình có thể trao

đổi, học hỏi. Bù lại, mình cũng có những

câu chuyện và chi tiết hay có thể chia

sẻ cho họ. Ví dụ đợt này tham gia vào

Diễn đàn truyền thông có sự tham gia

của hơn 1.000 nhà báo, phóng viên toàn

cầu. Mình đã cùng các bạn thảo luận bài

toán chung của truyền hình hiện nay:

bản quyền truyền hình, làm thế nào để

truyền hình truyền thống cạnh tranh với

online… Nghe có vẻ vĩ mô nhưng với

mỗi nước thì nó đều được

cụ thể hóa bằng những câu

chuyện rất thực tế. Mình

cũng mang đến những câu

chuyện thú vị từ Việt Nam.

Diễn đàn được tổ

chức tại Bonn - quê hương của thiên

tài âm nhạc Beethoven, cảm nhận

của bạn về thành phố xinh đẹp này

như thế nào?

Thành phố Bonn nằm ở phía Tây

nước Đức, từng là Thủ đô đầu tiên của

Cộng hòa Liên bang Đức. Nằm bên

dòng sông Rhein, Bonn được mệnh

danh “Thành phố Liên hiệp quốc” với

rất nhiều cơ quan quốc tế. Tòa nhà DW

cách không xa trung tâm Bonn là mấy.

Bonn đúng là điển hình của một châu

Âu cổ điển. Cuộc sống và con người

bình lặng theo nhịp đều đặn hàng ngày,

không quá đông đúc ồn ào như Berlin

hay Hamburg. Thời gian ở đây,

Vân Anh đã có dịp

đi thăm ngôi nhà

thời thơ ấu của

thiên tài âm nhạc

Beethoven, ở số

20 phố Bonngasse,

chưa bao giờ cảm

thấy khoảng cách

giữa mình và một

đại nghệ sĩ của thế

giới lại gần gũi

đến thế.

Rất nhiều

phóng viên trẻ

mong muốn tham dự các khóa đào

tạo tại nước ngoài, mặc dù thông thạo

tiếng Anh nhưng không phải ai cũng

có kinh nghiệm để giật được học bổng,

bí quyết của bạn là gì?

Một bí quyết nho nhỏ là, nếu các bạn

thích khám phá giống mình thì có thể

thường xuyên vào các trang tin của các

sứ quán tại Việt Nam, hoặc các trang

báo chí, truyền hình lớn như: Reuters,

Deutsche Welle, CNN, Straits Times…

Hàng năm họ luôn có các khóa học dành

cho báo chí thế giới. Nếu cảm thấy yêu

thích, hãy nộp hồ sơ và kèm theo một lá

thư (motivation letter) để thuyết phục họ

rằng, bạn là ứng cử viên phù hợp cho vị

trí đó. Càng tham dự nhiều khóa học, bạn

sẽ càng bổ túc những kinh nghiệm cho

mình và nó sẽ trở thành những điểm cộng

cho bạn trong các khóa học tiếp theo.

Cảm ơn Vân Anh!

Ngọc Mai

(Thực hiện)

Tại khuôn viên nhà

Thiên tài âm nhạc Beethoven

Diễn đàn truyền thông toàn cầu có sự tham dự của hàng nghìn nhà báo

BTV Vân Anh tham dự diễn đàn

truyền thông toàn cầu