34
VTV
Văn hóa
Giải trí
Đến với nghệ thuật rất tình cờ
Họa sĩ Mai Hiên sinh ra ở Thái Bình,
vùng đất trầm tích muôn vàn lớp lang
văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ. Từ nhỏ,
cô bé Mai Hiên đã sớm bộc lộ một tâm
hồn và trái tim nhạy cảm với cái đẹp, với
nghệ thuật. “Bố mẹ tôi chẳng ai theo con
đường nghệ thuật, nhưng mấy chị em tôi
thì khác. Ngay từ nhỏ chúng tôi đã sớm
bộc lộ tình yêu đối với nghệ thuật. Từ hồi
học cấp một, tôi đã rất thích được cầm
bút vẽ. Khi tôi tám tuổi, vì hoàn cảnh
công việc của bố mẹ, gia đình tôi chuyển
lên Hà Nội. Mảnh đất này cũng là sự tình
cờ để tôi gắn bó với hội họa cho đến tận
bây giờ” - Chị tâm sự.
Vào một buổi sáng đầu hè năm chị
mười bốn tuổi, được theo mẹ đến chơi
nhà một người bạn có chồng là họa sĩ,
mẹ chị đã “khoe” về khả năng hội họa
của con gái. Vị họa sĩ sau giây phút
bất ngờ đã “xúi” chị đi theo con đường
hội họa, khuyên chị nên thi vào trường
Trung cấp mĩ thuật. Lúc đó, học ngành
mĩ thuật, học viên được hưởng 17 cân
gạo cộng thêm 16 nghìn đồng một tháng.
Đó là tiêu chuẩn cao hơn so với các bộ
môn khác nên chị quyết định thử sức
để vừa thỏa mãn được niềm yêu thích,
vừa đỡ đần cho gia đình. Với khả năng
của mình, không khó để Mai Hiên trở
thành sinh viên của trường Trung cấp mĩ
thuật. Sau đó, chị học xong hệ đại học,
được nhà trường phân công về Ty Văn
hóa (nay là Sở Văn hóa) tỉnh Thái Bình.
“Tôi vừa làm công việc của một nhân
viên nhà nước vừa nuôi dưỡng niềm đam
mê của mình. Nhưng làm được một vài
năm, tôi nhận ra rằng, việc vẽ những
bức tranh cổ động, những pa nô áp phích
của ngành văn hóa thông tin không phù
hợp với mình. Gần ba mươi tuổi chị trở
lại Hà Nội, sống với niềm đam mê của
mình, đó là một quãng thời gian chị sáng
tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị. Chỉ
một năm sau, cùng với bốn người bạn, Mai
Hiên đã tổ chức triển lãm tranh đầu tiên -
Triển lãm mùa thu
. Thời điểm đó,
Triển
lãm mùa thu
là một sự kiện văn hóa của
giới mĩ thuật Thủ đô. Đó cũng là lúc đất
nước mở đầu cho giai đoạn mở cửa, giao
lưu với nhiều nền văn hóa khác trên thế
giới. Những năm đầu thập kỉ 90 của thế
kỉ trước, một bức tranh của Mai Hiên có
giá hơn 200 USD, số tiền tương đối lớn
thời bấy giờ. Thế mạnh của Mai Hiên là
sơn mài trừu tượng, đến nay, chị thực sự
đã có chỗ đứng vững chắc trong nghệ
thuật hội họa. Nhưng cuộc đời con người
có những thời khắc, những giai đoạn tình
cờ dẫn lối ta bước vào con đường khác,
mới mẻ và cả những khám phá đầy thú
vị. Chị kể, với sơn mài trừu tượng, khi
xác lập được một nét riêng, được mọi
người công nhận thì chị gặp một trận
ốm rất nặng, đến mức đang cầm cây
cọ thì bị ngất xỉu, ba lần phải vào bệnh
viện. Các bác sĩ chẩn đoán, độc tố từ
chất liệu sơn mài đã ngấm vào chị quá
nhiều và khuyên chị không nên tiếp
xúc với không gian này nữa. “Lúc đó
tôi nghĩ, những gì làm được thì đã làm
rồi, những bức tranh vẽ dở, kế hoạch dự
định đành để cậu con trai là sinh viên
mĩ thuật làm tiếp”. Nhưng niềm đam mê
với hội họa thì không thể dứt, Mai Hiên
chuyển sang vẽ bằng chất liệu acrilic,
một hình thức đang được giới hội họa sử
dụng rất nhiều. Đó là một bước ngoặt thú
vị, mở ra cho chị hướng đi mới, bỡ ngỡ
và mê đắm.
Vẽ bằng ý thức công dân
Trò chuyện với chị giữa bộn bề
những bức tranh lớn nhỏ nằm ngang dọc
trên căn gác 99 Nguyễn Thái Học, Mai
Hiên bộc bạch, nghệ sĩ như chị chưa bao
giờ quên ý thức của một công dân trước
những vấn đề đất nước đang phải đối
Họa sĩ Mai Hiên
Một đời
vì nghệ thuật
Trong nền Mĩ thuật Việt Nam đương đại,
Mai Hiên là nữ họa sĩ đầy tài năng của thể
loại sơn dầu trừu tượng. Tên chị có trong
Almanach - “Người mẹvà phái đẹp” (NXB Văn hóa -
Thông tin, 1/2008), cuốn sách được coi là Bách
khoa thư về phụ nữ thành đạt và nổi tiếng
trên các lĩnh vực của thế giới. Nhưng không
nhiều người biết, ẩn sau thành công đó là
những nỗi buồn không thể gọi thành tên. Ở
một góc độ nào đó, chị bảo, nỗi buồn là chất
liệu, là xúc tác để chị tận hiến hết mình cho
nghệ thuật…
Mai Hiên qua nét vẽ
của một người bạn