Previous Page  45 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 45 / 92 Next Page
Page Background

45

bóng chày quốc gia MLB),

với mục đích mở rộng

kinh doanh trực tuyến với

các nhà đầu tư bên ngoài.

Năm 2016, lãnh đạo của

Disney dường như đã

nhìn thấy tiềm năng của

BamTech. Họ nhanh chóng

mua lại 1/3 cổ phần trong

BamTech, tương ứng với

giá trị 1 tỉ USD.

Thực ra, tiền thân của

BamTech là Bam, công

ty được thành lập từ năm

2000 với mục đích ban

đầu là thiết kế website. Bam ít nhiều cũng

đã tiếp cận được một số khách hàng tên

tuổi như: WWE, Fox Sports, Play Station

Vue hay Hulu… Đặc biệt, Bam chính là

công ty đã xây dựng dịch vụ HBO Now

cho HBO với chi phí gần 50 triệu USD.

Tuy vậy, Bam chỉ thực sự chính thức

phát triển dịch vụ trực tuyến sau khi đổi

tên thành BamTech từ năm 2015. Robert

A.Iger cho biết, hơn 850 nhân viên của

BamTech sẽ tập trung cao độ để xây dựng

hai dịch vụ trực tuyến mới cho Disney.

Với tên tuổi và tiềm lực của mình, không

ít đại gia công nghệ ao ước có được cái

bắt tay hợp tác từ Disney. Thế nhưng, họ

đã chọn BamTech. Với bước đi này, có

thể thấy rõ, Disney đang thử nghiệm xây

dựng nền tảng dịch vụ số dựa trên chính

năng lực của mình.

Kevin Mayer - Giám đốc chiến lược

của Disney cho biết, thực ra, ban lãnh

đạo của Disney đã từng bàn bạc hết sức

nghiêm túc về vấn đề kinh doanh trực

tuyến từ năm 2006. Tuy nhiên, họ cũng

vấp phải không ít thách thức. Một trong

số đó phải kể đến việc Disney không thể

ôm một mô hình kinh doanh hoàn toàn

mới với chi phí ngang với lợi nhuận mà

hãng đang thu được. Điều này chỉ nên mạo

hiểm khi kinh doanh trực tuyến bước vào

thời kì đỉnh cao. Bởi vậy, Disney cùng các

công ty kinh doanh dịch vụ truyền hình trả

tiền của mình đã chọn thử nghiệm dịch vụ

“Truyền hình mọi nơi” trước tiên. Ra mắt

từ năm 2010, dịch vụ này cho phép người

xem theo dõi chương trình của Disney trên

các thiết bị di động không khác gì các thuê

bao truyền hình. Tuy nhiên, những nỗ lực

này tỏ ra ngày càng kém hiệu quả với sự

phát triển như vũ bão của các hãng cung

cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến.

Chỉ đến thời điểm cách đây 3 năm,

Disney đã thực sự bừng tỉnh và có một

cái nhìn hoàn toàn nghiêm túc về dịch

vụ trực tuyến. Bằng chứng đầu tiên là

Disney đã đưa ra thử nghiệm dịch vụ

DisneyLife tại Anh, cung cấp các bộ phim

điện ảnh và truyền hình độc quyền của

Disney cũng như sách điện tử, trò chơi và

âm nhạc cho thiếu nhi với phí thuê bao

13 USD/tháng. Tuy nhiên, sau hai năm

hoạt động, DisneyLife vẫn chỉ bó hẹp

tại Anh và quy mô phát triển hoàn toàn

khiêm tốn. Bài học mà các nhà kinh

doanh có được sau bước đi đầu tiên đầy

non nớt của Disney là: nếu một dịch vụ

không có phim mới hay ít nhất là nội

dung đặc biệt thì lợi nhuận sẽ hoàn toàn

bị giới hạn. Và bây giờ, Disney hiểu ra

rằng, đã đến lúc phải cung cấp phim và

các chương trình truyền hình có nội dung

đặc sắc đến người xem trực tuyến. Có lẽ

vì thế mà Disney đặt trọn niềm tin vào

BamTech, bằng chứng là Disney đã đồng

ý dành thêm 1,58 tỉ USD để nâng thêm cổ

phần tại công ty này lên đến 75%.

Chi phí Disney đổ vào BamTech để

phát triển các dịch vụ cho riêng mình

hiện vẫn đang là một bí mật. Các chuyên

gia ước tính, con số đó sẽ không thể ít

hơn 150 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên,

có một điều chắc chắn là, để có nội dung

độc quyền, Disney sẽ phải rút hết các sản

phẩm của mình từ các dịch vụ hiện thời,

kể cả trên Netflix. Nhà phân tích truyền

thông Michael Nathanson ước tính, trước

hết, mỗi năm Disney vuột mất khoảng

325 triệu USD, khoản tiền Netflix mua

bản quyền chương trình từ Disney. Bên

cạnh đó, theo ước tính của nhà phân

tích Doug Mitchelson của công ty UBS,

Disney sẽ mất thêm khoảng 500 triệu

USD tiền thu được từ bản quyền phát lại

các bộ phim từ các nhà cung cấp thứ ba.

Ngoài ra, Disney sẽ phải mất thêm tiền để

sản xuất nội dung gốc và tất nhiên thêm

ít nhất 150 triệu USD để BamTech vận

hành dịch vụ. Bài toán chi phí chắc chắn

sẽ khiến lãnh đạo Disney phải cân nhắc

một cách thấu đáo.

Theo các chuyên gia, mặc dù

BamTech ít nhiều đã chứng minh được

năng lực của mình trong những năm qua,

tuy nhiên, nó vẫn thiếu một yếu tố cần

thiết nào đó để có thể trở thành một hãng

công nghệ hàng đầu như Netflix. Có lẽ,

BamTech đã sớm nhận ra điều này và

đang cố gắng hoàn thiện mình bằng cách

cố gắng thuê một cựu Giám đốc công

nghệ của FBI làm Giám đốc điều hành

mảng phân tích.

Sang năm mới, Disney đang đưa

lên bàn cân việc thâu tóm mạng xã hội

Twitter. “Chúng tôi nghĩ rằng Twitter đã

vươn ra khắp toàn cầu. Đó là một giao

diện vô cùng thú vị và là một phương

thức tuyệt vời để chúng tôi giới thiệu

và bán nội dung cho người tiêu dùng”,

Robert A.Iger đầy hào hứng chia sẻ về kế

hoạch sắp tới của Disney.

Riêng với BamTech, Disney đang

chơi một canh bạc lớn. Tuy nhiên đúng

như Iger đã khẳng định: “Cơn bão công

nghệ số đang càn quét. Đã đến lúc, Disney

không thể chần chừ thêm được nữa”.

Diệp Chi

(Theo Nytimes, Sportspromedia)

Disney quyết tâm đầu tư

trên nền tảng số

Disney sẽ phải rút về nhiều chương trình từ các

dịch vụ khác để tập trung cho BamTech