Previous Page  45 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 45 / 92 Next Page
Page Background

45

phim tài liệu

The Loving Story

(năm

2011), bộ phim gây tranh cãi

Snowden

cũng là phiên bản khác của phim tài

liệu từng giành giải Oscar 2015 mang

tên

Citizenfour

(tạm dịch

Quyền công

dân

). Đặc biệt, sự vào cuộc của hàng

loạt hãng lớn trong việc đầu tư làm

phim tài liệu đã khiến cho mảng phim

này hiện phát triển rất mạnh mẽ, với

mặt bằng chất lượng làm kinh ngạc

giới chuyên môn lẫn khán giả. Nổi bật

trong số này không thể không kể đến

sản phẩm mang tính đột phá của hãng

ESPN mang tên

O.J: Made in America

(O.J: Câu chuyện của nước Mỹ). Vụ án

thế kỉ của danh thủ O.J Simpson trong

năm 2016 đã mang về vô số vinh quang

cho series phim truyền hình của hãng

FX, dù “đụng” đề tài nhưng với cách

làm hoàn toàn khác biệt, đậm chất thể

thao đặc trưng của kênh ESPN,

O.J:

Made in America

đã nhận điểm số xấp

xỉ ngưỡng hoàn hảo tuyệt đối. Sức hấp

dẫn và giá trị vượt bậc của bộ phim

này là một trong những nguyên nhân

làm dấy lên câu hỏi, tại sao không cho

phim tài liệu được cạnh tranh trực tiếp

ở hạng mục cao nhất, cho dù, nếu xét

theo các quy định nghiêm ngặt

O.J:

Made in America

không thể đạt đề cử

khi mà thời lượng phim chỉ phù hợp với

cách phát thành nhiều phần trên truyền

hình. Một số phim tài liệu đặc biệt xuất

sắc của năm 2016 như

13th

(tạm dịch

Tu chính án thứ 13

) hay

Life, Animated

(Cuộc sống, hoạt hình)

dù đã lọt vào

vòng đề cử rút gọn của Oscar cho hạng

mục này nhưng vẫn đang được kì vọng

cùng với

O.J: Made in America

sẽ tạo

nên thay đổi thần kì.

Các giám khảo Oscar luôn ưa thích

những bộ phim, câu chuyện mang thông

điệp nhân văn, lồng ghép yếu tố chính

trị, xã hội một cách sâu sắc. Xét về

khía cạnh này, năm 2016 phim tài liệu

đã làm rất tốt, ấn tượng hơn cả các tác

phẩm điện ảnh, với những câu chuyện

nóng bỏng về hệ thống luật pháp, nhập

cư, sắc tộc cho tới vấn đề tác động của

phim ảnh, truyền hình tới trẻ em… Bầu

không khí có phần hoài nghi, chia rẽ

của nước Mỹ sau kết quả bầu cử Tổng

thống càng khiến không chỉ giới chuyên

môn mà cả khán giả muốn

tìm về những gì sâu xa hơn,

muốn được phân tích, lí giải

những vấn đề, hiện tượng xã

hội. Ngay cả Leonardo Di

Caprio, thay vì theo đuổi các

vai diễn để tiếp tục chinh

phục danh vọng thì năm

vừa qua cũng tập trung thực

hiện bộ phim tài liệu

Before

the Flood

(Hành trình cuộc

sống)

để truyền thông về

biến đổi khí hậu cũng như

tìm ra giải pháp cho vấn đề

này. Hơi tiếc cho Leo khi

phim không lọt vào vòng 15

đề cử cuối cùng dành cho

phim tài liệu nhưng với sự

tham gia của các ngôi sao

quyền lực nhất Hollywood,

sức tác động của phim tài liệu hẳn sẽ còn

chạm tới đông đảo người xem hơn nữa.

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tại

kì Oscar vào tháng 2 tới đây, hạng mục

phim tài liệu nhận được sự quan tâm

đặc biệt. Nhưng cho tới trước khi các

đề cử chính thức được đóng lại, những

nhà làm phim vẫn có thể hi vọng vào

bước đột phá mang tính lịch sử của giải

thưởng điện ảnh danh giá này - trao

cho phim tài liệu cơ hội được tranh giải

thưởng dành cho

Phim xuất sắc nhất

.

Thùy An

(Theo Hollywood Reporter)