8
VTV
Điểm
nhấn
trải qua rất nhiều giai đoạn: Quan sát lớp
học của giáo viên qua các camera được
lắp đặt trong lớp học (từ 4 - 6 camera);
Phân tích hình ảnh lớp học đã được ghi
lại, từ đó chỉ ra các vấn đề mà giáo viên
đang gặp phải trên tinh thần hỗ trợ và xây
dựng; Giáo viên và chuyên gia cùng ngồi
xem lại hình ảnh lớp học, cùng chỉ ra các
vấn đề cần thay đổi; Giáo viên tham dự
các hội thảo chuyên môn về phương pháp
giáo dục, tâm lí giáo dục, mối quan hệ
giữa thầy và trò; Giáo viên trở lại lớp học,
ứng dụng những điều đã tiếp thu vào công
việc giảng dạy...
Thay đổi là một hành trình không hề
dễ dàng và cần thời gian. Xác định điều
này ngay từ đầu, ekip sản xuất chương
trình rất kiên nhẫn để theo dõi các chuyển
biến của giáo viên. Các thầy cô cần thời
gian để có thể nhận thức ra vấn đề, để có
thể biến chuyển trong suy nghĩ và hành
động, biến những hành động đó thành
thói quen thường ngày. Ekip sản xuất cần
thời gian để có thể thấy được những thay
đổi tích cực từ các giáo viên. Chúng tôi
cảm thấy rất hạnh phúc vì chúng tôi đã
ghi lại được những thay đổi thật sự của
họ. Hi vọng, khán giả cũng sẽ cảm nhận
được những cảm xúc như vậy khi xem
các tập phim tài liệu
Thầy cô chúng ta đã
thay đổi
.
Có thể thấy,
Thầy cô chúng ta đã
thay đổi
là một chương trình đề cập tới
khá nhiều vấn đề
“khó nói” của giáo
dục, chị
có thể chia sẻ thêm về những
khó khăn mà ekip thực hiện phải đối mặt
và vượt qua?
Một trong những khó khăn mà chúng
tôi gặp phải trong quá trình sản xuất
chương trình
Thầy cô chúng ta đã thay
đổi
là việc ghi lại hình ảnh thực tế của lớp
học lần đầu tiên. Các máy quay được gắn
trong lớp học ở nhiều góc độ sẽ không
bỏ qua bất cứ hành động, lời nói nào của
giáo viên cũng như học sinh. Nhưng mọi
chuyện không hề dễ dàng. Những ngày
đầu ghi hình, cả giáo viên và học sinh đều
không cảm thấy tư nhiên với máy quay.
Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ nhưng cứng
nhắc. Cả thầy cô giáo và học sinh đều phải
cố gắng để diễn tốt “vai diễn” trước máy
quay. Các đạo diễn, quay phim, bộ phận
âm thanh, kĩ thuật… tất cả đều kiên nhẫn
để chờ đợi. Đồng thời, được thống nhất từ
trước, tất cả các thành viên của ekip phải
rất thân thiện và trở thành những người
bạn của các em học sinh trong suốt đợt
ghi hình, từ đó các em sẽ cởi mở hơn,
quen dần với những thiết bị và người lạ
xuất hiện trong lớp học.
Từng ngày trôi qua, lớp học trở lại bầu
không khí bình thường như những ngày
học quen thuộc khác. Lúc này, mọi người
dường như đã lãng quên máy quay. Sau
4 - 5 ngày quan sát, chúng tôi đã có được
những hình ảnh chân thưc nhất về lớp học.
Có được những hình ảnh chân thực tại
lớp học đã khó nhưng đê phân tích những
hình ảnh đó dưới góc nhìn giáo dục và tâm
lí lại là một giai đoạn nhiều khó khăn hơn.
Việc chọn hình ảnh, chi tiết nào, phân tích
theo cách nào để có thể thuyết phục được
giáo viên, để có thể chỉ ra cho họ thấy vấn
đề mà họ gặp phải trên tinh thần thần hỗ
trợ và xây dựng là những vấn đề khó khăn
nhất mà ban cố vấn và ekip của chương
trình phải đối mặt.
Khi ngọn lửa “đổi mới”
được nhóm và lan tỏa
Quá trình thực hiện
Thầy cô
chúng ta đã thay đổi
, bên cạnh việc đưa
ra những triết lí giáo dục, chương trình
cũng chia sẻ câu chuyện của các thầy
cô trong vai trò nhân vật. Những câu
chuyện đó có ý nghĩa và vai trò như thế
nào đối với triết lí giáo dục mà chương
trình đề cập?
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
theo đường lối của Đảng và Nhà nước thì
trước hết phải bắt nguồn từ sự thay đổi của
giáo viên. Học sinh sẽ thay đổi khi giáo
viên thay đổi. Chúng tôi mong muốn rằng,
Hành trình...
(Tiếp theo trang 7)
8 thây cô cung ekip thưc hiên chương trinh trong buôi huân luyên ngoai khoa
Thầy cô chúng ta đã thay đổi