69
Netflix, trở thành nhân tố mang tính tiên
phong. Với phương châm “làm lớn” để
gây tiếng vang, để tạo sự chú ý, phim
do Netflix đầu tư sản xuất đang đi trên
một mặt bằng giá nhỉnh hơn mức thông
thường. Một chuyên gia nhận định, với
mức 5 triệu USD/ tập để Netflix thực
hiện phim
13 Reasons Why
(13 lí do),
các hãng truyền hình truyền thống hoàn
toàn có thể làm được phim tương tự mà
chỉ tốn khoảng một nửa số tiền. Netflix
nhanh chóng không còn đơn độc trong
cuộc đua vung tiền khi bắt kịp với họ là
hàng loạt hãng khác. Đối thủ trong mảng
cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến
của Netflix là Amazon chuẩn bị tung ra
loạt phim đắt đỏ nhất từ trước tới nay.
Khả năng hút giải thưởng của các ngôi
sao điện ảnh hàng đầu khi chuyển hướng
sang truyền hình cũng khiến các hãng
đua nhau chào mời. Giá của sao hạng A
đương nhiên không thể rẻ và các con số
cứ nhảy múa liên tục, các kỉ lục lần lượt
được xác lập.
Tiền chưa phải là tất cả
Các hãng truyền hình Mỹ có lí do
xác đáng để đẩy ngân sách làm phim tới
con số “trên trời”. Câu trả lời nằm ở mặt
bằng chất lượng đỉnh cao, ở sự đa dạng,
sáng tạo đột phá… Muốn như vậy, không
thể keo kiệt trong việc trả thù lao để có
được các tên tuổi hàng đầu. Càng không
thể bắt các biên kịch phải đánh đổi chất
xám của họ lấy những khoản thù lao bèo
bọt. “Bóng ma” đình công của các biên
kịch luôn thường trực, đe dọa sự phát
triển ổn định của làng truyền hình đồng
thời là sự nhắc nhở về quyền lực của
những người đứng đằng sau thành công
vang dội của các bộ phim. Vài năm,
trước thù lao của biên kịch, nhà sản
xuất tiếng tăm dao động ở mức 20.000
USD/ tập, giờ con số là khoảng 40.000
- 50.000 USD và còn hơn thế nếu đó là
những nhân vật sáng giá của làng truyền
hình - những người được ví như “cỗ máy
in tiền”.
Tuy nhiên, nếu tất cả đều thuận
chiều, giải quyết được bằng tiền thì làm
phim đã không phải là công việc khó
khăn, nhiều rủi ro đến vậy.
Crisis in Six
Scences
ngốn đến nửa triệu USD cho mỗi
phút thực tế lại là bộ phim hoàn toàn thất
bại không chỉ đối với đạo diễn Woody
Allen mà còn như trái bồ hòn đắng ngắt
đối với hãng Amazon. Ngân sách cao
gấp 5 lần
Mad Men
nhưng khó có thể
nói
Westworld
và
The Crown
hay hơn, có
ảnh hưởng hơn. Xét về giải thưởng thì
cả hai tân binh đều đang thua xa series
phim từng ẵm về 16 giải Emmy (trong đó
có 4 lần liên tiếp đoạt giải Phim truyền
hình chính kịch hay nhất).
The Get Down
cũng vỡ mộng tái hiện thế giới âm nhạc
đường phố sôi động, đa sắc màu khi sớm
bị ngưng vô thời hạn khi chỉ mới thực
hiện được vài tập cho mùa thứ hai.
Sự thành công bằng cách đổ tiền
không tiếc tay của
GoT
cho đến nay vẫn
được xem như một trường hợp đặc biệt,
hoàn toàn không dễ phổ biến. Netflix
hiểu rõ bài học ấy qua “cú ngã đau”
với phim sử thi, phiêu lưu hoành tráng
Marco Polo
. Một số hãng truyền hình
khác cũng tỏ ra cẩn trọng, cân nhắc trong
việc dành khoản ngân sách quá lớn để
quy tụ các đạo diễn, biên kịch tài danh,
ngôi sao điện ảnh hạng A để gây chú ý.
Mất cân đối giữa đầu tư và hiệu quả đem
lại cũng là cách dễ dàng để tự loại mình
trong cuộc đua khắc nghiệt.
Thùy An
(Theo Variety)
Game of Thrones
ngốn rất nhiều tiền
cho mỗi tập phim nhưng thành công thu
về cũng vang dội
The Get Down (Nguồn: vogue)
(Nguồn: slashfilm)