Previous Page  90 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 90 / 92 Next Page
Page Background

90

VTV

sống

khỏe

T

heo PGS. TS Vũ Bá Quyết -

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản

Trung ương, thiếu máu ở phụ nữ

mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả

nặng nề cho cả mẹ và con. Mẹ bị thiếu

máu dễ bị sảy thai, nhau bong non, tăng

tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, chất lượng

sinh nở và cho con bú thấp. Trẻ sinh ra

bởi những người mẹ thiếu máu cũng dễ

bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng,

suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ

sinh hơn so với bình thường...

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát

triển trí não và hậu quả là có thể làm suy

giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm

khuyết trong hình thành myelin do thiếu

sắt. Con của những bà mẹ thiếu máu

giai đoạn sớm thai kì có nguy cơ bệnh

tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi

trưởng thành. Đáng lưu ý, 75% trường

hợp thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do

thiếu sắt, và biện pháp đơn giản nhất để

dự phòng và điều trị là bổ sung sắt đầy

đủ khi mang thai.

Tuy nhiên, việc uống viên sắt bổ

sung ở phụ nữ có thai không hề đơn

giản. Một số phụ nữ mang thai đã phải

tự ý ngừng uống viên sắt bởi các tác

dụng phụ như táo bón, buồn nôn, tiêu

chảy... Hơn nữa, thai phụ cần uống bổ

sung sắt trong thời gian rất dài, do đó

cần lựa chọn sản phẩm không gây lắng

đọng sắt ở tổ chức khi hấp thụ thừa. Chị

em nên lựa chọn những thuốc sắt III

dạng phức hợp, hấp thu chủ động chọn

lọc theo nhu cầu cơ thể, hạn chế được

các tác dụng phụ của sắt, tiêu biểu như

Maltofer (Hydroxide Polymaltose) hay

sắt succinyl protein.

Cũng trong hội thảo, TS. Peter

Geisser - nhà phát minh Thụy Sĩ, người

sáng chế ra các loại sắt III như Venofer

(Iron sucrose) hay Maltofer (Hydroxide

Polymaltose), đồng thời là Chủ tịch Hội

đồng Khoa học Câu lạc bộ Sắt châu Âu

2008 cho biết: Tùy theo cấu trúc hóa

học, các chế phẩm sắt đường uống có

tác động khác nhau tới cơ thể. Muối sắt

II hoạt tính mạnh, tan tốt nên có sinh

khả dụng, nhưng vì hoạt tính quá mạnh

sẽ xảy ra hấp thu mạnh vào trong máu,

gây bão hòa transferin và sinh ra nhiều

sắt không được gắn transferin, dẫn đến

gắn kết bất thường với albumin trong

máu, gây lắng đọng sắt ở tim, gan và

hệ nội tiết, tổn thương niêm mạc ruột…

Sắt III bình thường thì không độc nhưng

không tan nên không có sinh khả dụng.

TS Peter Geisser đã nghiên cứu và phát

minh ra phức hợp sắt III được bao bọc

bởi màng polymaltose, có khả năng tan

trong các môi trường PH khác nhau, chỉ

hấp thu chủ động vào cơ thể không gây

bão hòa transferin, không gây lắng đọng

sắt tại các cơ quan khi dùng lâu dài,

không gây tác dụng phụ và tổn thương

đường tiêu hóa.

Maltofer là phức hợp sắt có trọng

lượng phân tử nhỏ và ổn định, nên tính

hòa tan ở các PH khác nhau (từ dạ dày

đến ruột) trong khi một số Polymaltose

có trọng lượng phân tử lớn hơn nhiều

nên khó hòa tan, vì vậy tác dụng điều

trị không giống như Maltofer. Hơn

nữa, sự tương tác với các thành phần

trong thực phẩm và các loại thuốc cũng

không giống nhau về muối sắt, điều đó

giải thích tại sao Maltofer có thể và nên

uống khi ăn hoặc sau khi ăn, trong khi

các muối sắt khác thì không được.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng

minh, khi dùng Maltofer, lượng

Hemoglobin tăng lên sau 3 tháng điều

trị tương đương với các loại muối sắt

khác. Nhưng điều đặc biệt là Maltofer

an toàn và có ít tác dụng phụ hơn nhiều

so với các sắt khác.

PV

Dự phòng thiếu máu

do thiếu sắt

Ngày 3/11 vừa qua, hội thảo khoa học chuyên đề “Cập nhật dự phòng

và điều trị thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt” do Bệnh viện Phụ

sản Trung ương phối hợp cùng Ever Neuro đã được tổ chức tại Hà

Nội. Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia, giáo sư, bác sĩ uy

tín công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.