Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

Khán giả thường biết đến chị với

các chương trình giải trí sôi động, trẻ

trung. Khi tham gia

Chuyện đêm

muộn

thiên về trò chuyện, tâm lí, chị

có gặp khó khăn không?

Ban đầu tôi nghĩ, chương trình này

không dành cho mình vì những người

đã dẫn trước đó như: Trác Thúy Miêu,

Thùy Minh… đều là những tiền bối giỏi

giang, đầy bản lĩnh trong nghề; những

người đồng dẫn với tôi như đạo diễn

Lê Hoàng, MC Thảo Vân lại càng nổi

bật về tên tuổi và kinh nghiệm. Tôi sợ

nếu mình nhận lời sẽ “phá nát” tính

chuyên nghiệp của chương trình vốn

đã rất quen thuộc này. Thấy tôi cứ ngần

ngại, nhà sản xuất rất tâm lí nên đã ra

sức động viên. Êkip

Chuyện đêm muộn

bước đầu đã tạo cho tôi tâm lí thoải mái

nhất có thể, còn động viên tôi thử quay

vài số. Cũng nhờ vậy mà tôi tự tin hơn

để đến với cơ hội học hỏi, phát triển

hơn trong nghề.

Đến khi nào chị thấy tự tin và

muốn gắn bó với chương trình?

Ngay từ những số đầu tiên tôi đã

phải lòng

Chuyện đêm muộn

vì một

không gian rất tự sự và đậm chất đời.

Mà đã yêu thì dù khó khăn bao nhiêu

người ta sẽ cố gắng điều chỉnh lại cho

phù hợp. Chương trình chia làm ba phần

cho ba người dẫn. Tôi phụ trách chủ yếu

là mảng khách mời trẻ hoặc những chủ

đề cần lối tư duy mới mẻ hơn. Tôi phải

đằm tính, hiểu chuyện và phải biết lắng

nghe, chia sẻ nhiều hơn để có được sự

đồng cảm của mọi người.

Chị có can thiệp nhiều vào kịch

bản không?

Thực tế là nhiều đấy! Những câu hỏi

cơ bản chỉ là khung sườn để hướng đến

chủ đề có sẵn nhưng đôi khi cũng không

hoàn toàn phù hợp với từng khách mời.

Từ 5 - 10 câu hỏi cơ bản, MC phải chủ

động phát triển thêm những vấn đề

xung quanh. Cả MC lẫn khách mời đều

đắp da đắp thịt thêm cho chương trình.

Khách mời đến với chương trình luôn

chọn giải pháp an toàn, không để người

khác biết màu sắc thật sự của mình. Vì

thế, năm phút đầu tiên tôi nghĩ MC nên

tạo được cảm giác an toàn, thoải mái

cho người đối diện. Tôi tin chúng ta

đều có tâm lí muốn chia sẻ, vui vẻ trò

chuyện ở một nơi mà không ai muốn chỉ

trích mình cả. Đó là cách làm của tôi.

Trong khi đó đạo diễn Lê Hoàng và MC

Thảo Vân thì hoàn toàn khác. Họ sâu

sắc và trực diện hơn.

Vậy, chị đã rút ra được bí quyết

gì để khách mời có thể thoải mái chia

sẻ tâm sự riêng?

Bí quyết là lắng nghe và “gãi đúng

chỗ ngứa” của khách mời. Để có được

những chi tiết đắt giá thì tôi phải biết

thông tin về đời sống riêng của nhân

vật. Lí tưởng nhất là tôi có thể gặp trước

nhân vật. Còn khi nào bận quá do lịch

quay dày đặc thì tôi xem các bài phỏng

vấn. Ít nhất phải biết được cá tính của

khách mời, họ là người cởi mở hay khép

kín, hiền lành hay nóng tính… thì sẽ

có cách phù hợp. Những chi tiết xung

quanh họ nếu mình biết được thì càng

tốt, chẳng hạn họ thích thể loại văn nào,

tư tưởng ra sao... thì cách tiếp cập dễ

dàng hơn.

Chị có tìm hiểu về khán giả của

mình không?

Khán giả có thể nhận ra, để ý và

ấn tượng với Liêu Hà Trinh là những

người đã trưởng thành, đối tượng trí

thức, đặc biệt là các cô, các chị từ 30

tuổi trở lên. Như vậy có bị già trước

tuổi không? Tôi thích như thế vì tuổi

của tôi cũng gần 30 rồi.

Nhiều MC trong nước và trên thế

giới xây dựng cho mình một thương

hiệu riêng khiến khán giả đến với

những chương trình họ chủ trì vì bản

thân họ trước tiên. Những MC đó là

người dẫn chuyện, người tạo cảm hứng

cho người xem. Chị có dự định làm cho

mình một chương trình riêng không?

Thế thì tôi cũng phải nhìn lại và tập

trung nhiều cho

Chuyện đêm muộn

tôi muốn sau cuộc thi dẫn chương trình

mà tôi đang tham gia, tôi có thể mang

những tinh thần mới mẻ mà tôi học

được từ cuộc thi để áp dụng vào

Chuyện

đêm muộn

. Để khách mời có thể cùng

khóc, cùng cười tự nhiên. Tôi muốn

chương trình là nơi mà khách mời có thể

trải lòng thật sự.

Bên cạnh việc dẫn chương trình,

chị còn có khả năng viết lách, chẳng

hạn như tùy bút

Tự tình lúc 0 giờ.

Khả

năng văn chương có hỗ trợ chị nhiều

cho công việc MC không?

Tôi hướng đến khán giả miền Nam

nên cách hành văn rất dung dị, dễ hiểu

với những câu đơn nhiều hơn. Làm bất

cứ chương trình nào tôi cũng đặt yếu tố

cảm xúc lên đầu tiên, rằng khán giả có

thích không, làm sao để họ buồn vui cùng

chương trình, sống cùng nhau trong một

mạch cảm xúc nhất quán! Đặt yếu tố cảm

xúc vào trong nội dung, điều khác biệt sẽ

xuất hiện, đó là lí tưởng của tôi.

Cám ơn Liêu Hà Trinh!

Lưu Phương

(Thực hiện)

MC Liêu Hà Trinh trong chương trình

Chuyện đêm muộn