29
mình của ngày hôm qua. Tôi luôn tự nhủ,
phải đứng vững trên đôi chân của mình, và
đôi chân ấy phải luôn luôn chạm đất.
Bạch Tuyết là nghệ sĩ cải lương
đầu tiên lấy học vị tiến sĩ, nhiều người
vẫn thắc mắc, tại sao bà phải học cao
đến thế vì những gì thể hiện trên sân
khấu cũng đủ để đưa NSND Bạch Tuyết
trở thành một tượng đài không thể thay
thế rồi?
Người Anh có một câu rất hay “People
never too old to learn” (Không bao giờ là
quá trễ đ học). Tôi lấy câu này làm kim
chỉ nam cho đời mình. Thầy tôi dạy: “Con
người học tới đâu, giỏi tới cỡ nào vẫn
“ngu” với những cái mới của nhân loại”.
Sự học hỏi liên tục giúp tôi ngày càng
cảm nhận nghệ thuật Cải lương quý báu
đến ngần nào, tôi nhận ra mình mãi mãi
là đứa học trò dốt nát đối với nghệ thuật,
con người và với cải lương, một loại hình
nghệ thuật của văn hóa dân tộc mà cả đời
tôi tự nguyện nâng niu, thờ phụng. Tôi
cũng muốn nghệ thuật cải lương được thế
hệ sau tiếp nối một cách bài bản, trước
hết là đ không phụ lòng những khán giả
Việt yêu cải lương, sau là chứng minh cho
thế giới thấy chúng ta có một nền văn hoá
giàu có và phong phú như thế nào.
Ngay từ khi mới ra đời, cải lương
đã có tiêu chí “Cải cách hát ca theo tiến
bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn
minh”, nhưng dường như cải lương
trong giai đoạn hiện nay chưa làm được
điều đó. Theo bà, đây có phải là lí do
khiến bộ môn nghệ thuật này ngày càng
trở nên xa cách với khán giả?
Trong hơn 100 năm hình thành và phát
tri n, cải lương đã làm rất tốt nhiệm vụ
phát huy những truyền thống tốt đẹp của
văn hóa dân tộc. Bất cứ loại hình nghệ
thuật nào cũng sẽ được khán giả trân
trọng, ngưỡng mộ, yêu mến nếu có nội
dung mang hơi thở thời đại, chia sẻ vui
buồn, đau đớn, phẫn nộ, hạnh phúc… của
con người thời đại đó. Nếu ngược lại thì
việc bị rẻ rúng, xem thường là lẽ
đương nhiên.
Rất nhiều nghệ sĩ vẫn đam mê cải
lương nhưng lại phải đi diễn các loại
hình nghệ thuật khác vì cơm áo gạo tiền.
Trong khi đó, không ít khán giả yêu cải
lương mong chờ những vở diễn thật
“đã” khiến họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua
vé. Theo bà, chúng ta cần có những giải
pháp gì để khắc phục tình trạng này ạ?
Cải lương không bao giờ chết, nhưng
vấn đề là sẽ sống thế nào? Mọi giải pháp
tích cực có lẽ phải bắt đầu từ đường
hướng, chiến lược của các nhà lãnh đạo
văn hóa cộng với những người tài năng,
thật sự tâm huyết với cải lương. Đây là sự
thiệt thòi chung cho ngành nghề.
Vậy bà đã nhìn ra hay hi vọng về
đội ngũ kế thừa có thể giữ gìn, phát triển
và đưa cải lương Việt Nam lên một tầm
cao mới chưa ạ?
Chúng ta không bao giờ thiếu nghệ
sĩ, diễn viên, giọng ca mới của cải lương.
Nhưng hát cái gì, hát ở đâu, hát cho ai…
là những vấn đề mà chúng ta cần giải
quyết? Vậy ai sẽ đáp lại một cách kịp thời
và hữu ích những khát khao chính đáng
của khán giả mộ điệu cải lương?
Với một sự nghiệp lừng lẫy như
vậy, bà còn điều gì tâm huyết mà chưa
thực hiện được không ạ?
Tôi tin chắc rằng con người cần phải
chịu khó học đ tồn tại với cộng đồng,
nhưng không ai có khả năng cho bạn biết
bạn ở đây bao lâu, chừng nào thì bất ngờ
biến mất. Vì vậy, tôi sống từng ngày, từng
giờ theo quy luật vận hành của vũ trụ. Tôi
không bất ngờ nếu một tiếng đồng hồ nữa
mình ra đi nên cũng không có gì đ quá
quyến luyến hay hối tiếc.
Nếu có một lời khuyên cho các
nghệ sĩ trẻ, bà sẽ nói gì?
Hãy sống với những gì bạn đang có,
trân trọng giữ gìn bản thân đ tài năng có
cơ hội phát tri n. Hãy yêu thương mọi
người và biết ơn cuộc đời.
Xin cảm ơn bà!
Thu Trang
(Thực hiện)
NSND Bạch Tuyết
và NSUT Minh Vương
Hai đại danh ca
Bạch Tuyết và Thanh Tuấn
“Cải lương chi bảo” luôn giữ phong độ
và thần thái ở tuổi 73