Previous Page  43 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 43 / 92 Next Page
Page Background

43

Cuộc sống du mục nay đây, mai đó

của người chăn cừu chẳng khi nào được

gọi là đầy đủ. Những lều bạt dựng tạm

bợ, đồ đạc đơn sơ, thiếu thốn. Những

chiếc cọc gỗ ngổn ngang luôn sẵn sàng

để bất cứ khi nào có thể chuyển và dựng

trại mới. Có lúc tôi cũng băn khoăn

không biết họ đi nhiều như vậy thì có

khi nào nhớ nhà không? Con cái để cho

ai. Họ cười và bảo rằng quen rồi. Có

một chút trơ lì, một chút vô tư ở mỗi câu

trả lời của họ nhưng ẩn đằng sau đó là

cảm xúc xót xa bị đè nén bởi nỗi lo cho

cuộc sống mưu sinh. Có một chi tiết mà

tôi cũng khá ấn tượng. Đó là khi tôi hỏi

những người chăn cừu về niềm vui của

họ trong cuộc sống thì họ bảo, vui nhất

là khi xúc phân cừu. Vì đấy là nguồn thu

nhập thêm để họ cải thiện cuộc sống.

Nghe thật xót xa… Tại đất Ninh Thuận

có hàng trăm số phận như vậy, hạn hán

cứ đến hẹn lại lên chứ không chỉ là câu

chuyện của năm nay.

Những cảnh phỏng vấn cuối

cùng, hình ảnh người phụ nữ mắt ngấn

nước nói một cách đầy tức tưởi: “Chăn

cừu như thế này thà chết còn sướng

hơn

đã khiến người xem rơi nước mắt.

Làm thế nào mà ê kíp làm phim có được

hình ảnh đắt giá đó?

Người phụ nữ đó chính là người mấy

hôm đầu chúng tôi hỏi thế nào cũng chỉ

cười, nói thế nào cũng không thể khiến

chị ấy thể hiện được cái mệt mỏi và chán

chường với công việc. Dường như cái

khổ đã khiến chị chai sạn. Thế nhưng,

buổi chiều hôm đấy, sau khi lùa cừu đi

gần 6 - 7 cây số đường ruộng, mệt đã

đành, chị ấy còn bị những người lạ dọa

đánh dọa giết, vì dám chuyển cừu qua

vùng đất của họ. Tất cả sự uất ức bế tắc

dồn nén khiến người phụ nữ Chăm này

tuôn ra một tràng tiếng Kinh với tất cả

sự bất mãn với số phận và cuộc

sống. Chúng tôi đã ghi lại được

hình ảnh đó, nhờ đó mới có thể

chuyển tải được cái ý về xung đột

giữa người với người trong bối

cảnh hạn hán. Miếng cơm manh

áo và áp lực của sự tồn tại trong

bế tắc là thứ đã đẩy người ta phải

quay lưng với chính đồng loại.

Đó là điều mà tôi sẽ không bao

giờ có thể quên được.

Trong điều kiện khó khăn

vất vả cộng thêm việc nhân

vật không hợp tác, liệu có câu

chuyện vui nào trong quá trình

tác nghiệp giúp bạn có thêm tự tin

để hoàn thành phim?

Trước tiên, phải kể đến việc làm sao

“dụ” được ông chủ trại cừu đồng ý trả

lời phỏng vấn. Tôi phải cầu cứu “Gia

Cát Lượng” và được mách nước mua 8

lon bia về. Sau khi uống bia xong và tiếp

tục lẽo đẽo nài nỉ, ông ấy thở dài bảo:

“Tao chịu chúng mày rồi…”. Sau đó, tôi

nghe được ông ấy bảo với mấy người

bạn: “Tao sống ở đây mấy chục năm, ra

đồng một lúc thôi đã không chịu nổi, thế

mà hai đứa này hôm trước đi theo cừu

cả buổi. Nhìn chúng nó có tâm với nghề

nên coi như hai em út mà cho phỏng

vấn”. Lời nói có hơi quá nhưng tôi thấy

vui. Tôi tự nhủ, cứ làm việc với tâm chân

thành thì ắt sẽ được đền đáp.

Lại kể đến chuyện mua bia, để mua

được chúng tôi phải đi khá xa. Lúc về bị

lạc đường sang xã khác. Nhờ lạc đường

nên chúng tôi bắt gặp cảnh người ta gặt

lúa, mua rơm. Mừng như bắt được vàng

vì chúng tôi rất muốn quay cụm cảnh

này, lúc trước hỏi thì đều nhận được câu

trả lời việc thu hoạch đã diễn ra trước đó

cả tháng rồi. Với

Long đong đời du mục

,

tất cả những chi tiết quý và đắt, chúng

tôi đều tình cơ ghi được chứ không

nằm trong dự tính và kế hoạch ban đầu.

Bởi vậy, tôi muốn cảm ơn sự may mắn,

cảm ơn cả sự tin tưởng đến “liều lĩnh”

của những người đã đồng hành từ khi ý

tưởng còn là trứng nước đến quá trình

thực hiện và phát sóng.

Cảm ơn Lan Hương!

Yến Trần

Pv Lan Hương bên đàn cừu

Rơm rạ được

coi là thứ quý

như vàng trong

lúc hạn hán

Dưới cái nắng 40 độ, đàn cừu

kiệt quệ dần vì thiếu nước và thức ăn PV Tác nghiệp