Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

giúp người dùng không lo bỏ lỡ chương trình yêu

thích vì họ có thể xem lại một bộ phim, một bản

nhạc hay một vở kịch chọn lọc bất cứ lúc nào.

Nói tóm lại, hình thức xem truyền hình đang

thay đổi và giờ đây lớp khán giả mới có thể tham

gia vào các hoạt động của truyền hình: phản hồi,

tương tác hoặc can thiệp để tác phẩm truyền hình

trở nên sinh động hơn. Với lớp khán giả mới, nhà

sản xuất có thể quyết định nhanh việc có tiếp tục

chương trình hay sẽ hủy bỏ nó. Nói cách khác,

thời kì một chương trình truyền hình được lên kế

hoạch sản xuất nhờ thống kê số lượng khán giả

bật ti vi để xem nó vào các buổi tối sẽ sớm lùi

vào dĩ vãng.

Ứng dựng công nghệ

trong phương thức sản xuất mới

Truyền hình nếu không theo kịp với xu thế

chung của thời đại thì sẽ không thể giữ được vị

thế của mình trong lòng khán giả. Những nội

dung mà trước kia màn hình TV là độc quyền

thì nay khán giả đều có thể thưởng thức bằng

các thiết bị không phải là máy thu hình như máy

tính, điện thoại di động… Bởi vậy, các đài truyền

hình buộc phải tạo ra những chương trình truyền

hình đủ sức cạnh tranh với đối thủ và giữ chân

khán giả. Xu thế truyền thông mới đã và đang

tác động, ảnh hưởng mạnh đến xu hướng thiết

kế, xây dựng nội dung các sản phẩm truyền hình.

Các đại biểu có mặt tại Hội thảo

Đào tạo truyền

thông trong kỉ nguyên số

đều nhất trí rằng, cần

sớm xây dựng được những nguyên tắc chung cho

thiết kế các nội dung truyền hình tương tác đáp

ứng sự đa nền tảng, đa phương tiện và đa màn

hình.

Trong khi chờ đợi xây dựng được nguyên

tắc chung, thực tế cho thấy, các đài truyền hình

ít nhiều đều có những bước chuyển đổi mạnh

mẽ về công nghệ và ứng dụng CNTT trên các

lĩnh vực sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn, phát sóng

TS. Trần Bảo Khánh - Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng

Truyền hình:

“Mạng lưới toàn

cầu cho phép con người đưa tin

tức, suy nghĩ, ý tưởng và hình

ảnh đi bất cứ đâu, vào bất cứ

thời điểm nào. Đây là những

thách thức to lớn đối với hệ

thống truyền thông truyền thống.

Làm cách nào để thích nghi với

sự phát triển của công nghệ nền

tảng? Làm gì để tận dụng tối đa

những tiện ích mà công nghệ kĩ

thuật số mang lại? Hiện nay, đã

có nhiều cơ quan báo chí, Phát

thanh, Truyền hình trong cả

nước đã thay đổi nhanh chóng,

ứng dụng thành công những tiến

bộ công nghệ kĩ thuật số trong

sản xuất nội dung... Nhiều khái

niệm mới về Tòa soạn hội tụ, về

Truyền thông đa phương tiện đã

được áp dụng thành công vào

thực tế. Một số đơn vị khác cho

dù chưa thay đổi lại mô hình

hoạt động, nhưng việc ứng dụng

một phần tiến bộ công nghệ kĩ

thuật số cũng mang lại hiệu quả

cao, làm thay đổi chất lượng

thông tin phục vụ công chúng.”

ThS. Trịnh Xuân Lộc, Giám

đốc Đài Phát thanh - Truyền

hình tỉnh Nam Định: “

Làm

thế nào để người xem và người

nghe lựa chọn chương trình của

mình? Đây là câu hỏi thường

trực cho các đài phát thanh và

truyền hình trên cả nước. Muốn

vậy chương trình phải lôi cuốn,

hấp dẫn; việc cung cấp phải đáp

ứng nhu cầu người xem, người

nghe trên bất kì phương tiện

nghe nhìn, phương tiện truyền

tin nào; ở bất cứ đâu và bất kì

chương trình nào mà khán giả

cần. Vậy làm thế nào để có được

chương trình hay, hấp dẫn người

xem, người nghe? Đối với cơ

quan báo chí lớn, có khả năng tự

chủ hoàn toàn về tài chính (hiện

nay cả nước mới chỉ có 10 cơ

quan báo chí có khả năng tự chủ

hoàn toàn về tài chính) thì yếu tố

con người vẫn là nhân tố quyết

định đến sự phát triển của cơ

quan báo chí đó”.

Th.s Vũ Thanh Quang, Trường

Cao đẳng Truyền hình:

“Sản

xuất tác phẩm truyền hình trên

thiết bị dân dụng là một sự lựa

chọn tất yếu trong xu hướng làm

truyền hình đương đại. Khai

thác được những ưu điểm của

phương thức sản xuất này sẽ

giúp những người làm truyền

hình tăng tính chủ động trong

tổ chức sản xuất, đồng thời giúp

truyền hình có thêm sức mạnh

trong cuộc cạnh tranh thông tin

với rất nhiều những loại hình

báo chí truyền thông khác. Tuy

nhiên, nội dung tốt vẫn là giá

trị cốt lõi để tạo dựng thương

hiệu và niềm tin trong lòng công

chúng. Người làm truyền hình

chỉ có thể “làm chủ cuộc chơi”

khi biết kết hợp linh hoạt tất cả

những yếu tố”.

ThS. Đinh Ngọc Sơn, Phó

Trưởng khoa PT-TH, Học viện

Báo chí & Tuyên truyền:

“Để

nhận diện tại sao mạng xã hội

lại phát triển mạnh như vậy cần

nhìn vào hai nguyên nhân. Thứ

nhất, công nghệ cho phép người

dùng tiếp nhận thông tin đa dạng

trên điện thoại thông minh. Điện

thoại trở thành công cụ tích hợp

nhiều chức năng trong đó có

truyền thông thay thế các công

cụ truyền thống. Thứ hai, nhu

cầu được chia sẻ tâm tư, tình

cảm và quan điểm của cá nhân

với cộng đồng đã được mạng xã

hội đáp ứng. Do đó, xuất hiện xu

hướng giảm bớt tập trung quyền

lực truyền thông ở các cơ quan

báo chí truyền thống, chuyển

sang chia sẻ thông tin và tương

tác qua mạng xã hội. Mỗi công

dân cảm thấy mình có tiếng nói

trong cộng đồng thông qua chia

sẻ với bạn bè trên Facebook”.

Nhiều chuyên gia nước ngoài cũng tham gia hội thảo

được tổ chức tại trường CĐTH

(Xem tiếp trang 64)

Yến Trần