Previous Page  55 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 55 / 92 Next Page
Page Background

55

mắn thay, bà Laverne và tổ chức “Hành

trình phi thường” của bà sắp đến Việt

Nam để thực hiện một loạt những chương

trình tập huấn cho các gia đình có con

bị bại não tại Huế, Trà Vinh và một số

địa điểm khác. Dù không có Kasenya

đi cùng, nhưng tôi vẫn quyết định kể lại

câu chuyện này trong chương trình

Expat

Living

(Người nước ngoài sống tại Việt

Nam) trên kênh VTV4.

Bạn đã tiếp tục “nuôi” đề tài này

trong 2 năm để có thể kể với khán giả

Talk Vietnam

?

- Tháng 3/2014, tôi thực hiện việc ghi

hình tại Huế và đã có những hình ảnh rất

ý nghĩa về hoạt động của bà Laverne tại

Việt Nam. Chương trình

Expat Living

phát sóng và nhận được nhiều lời khen

ngợi động viên của khán giả. Tuy nhiên,

bản thân tôi chưa thấy thoả mãn vì không

có được những hình ảnh trực tiếp sống

động của Kasenya tại Việt Nam để gửi

tới khán giả. Chính vì thế, tôi quyết định

nuôi tiếp đề tài này. Tôi thường xuyên

email trao đổi với bà Laverne để hỏi

xem bao giờ bà có thể trở lại cùng với

Kasenya. Và điều đó cuối cùng cũng

thành hiện thực. Tháng 8/2015, cả gia

đình Kasenya sang Việt Nam trong

Hành

trình phi

thường

để tổ chức một hội thảo

lớn về bệnh CP (bại não) tại Quy Nhơn,

quy tụ gần 100 chuyên gia trong nước

và nước ngoài. Nhận thấy chất liệu đã

đủ dày dặn, tôi đã mời cả gia đình đến

trường quay

Talk Vietnam

.

Với

Talk Vietnam,

chắc hẳn đây là

lần đầu tiên xuất hiện một nhân vật đặc

biệt - bị bại não, khó diễn đạt ngôn ngữ

và phải ngồi xe lăn lên trường quay?

- Đúng vậy, đây là lần đầu tiên xuất

hiện một nhân vật đặc biệt đến như vậy

trên trường quay

Talk Vietnam.

Cô bé

Kasenya vốn hay ngượng ngùng trước

đám đông bây giờ phải ngồi dưới ánh

đèn sân khấu nên lúc đầu có phần e dè.

Nhưng mẹ của cô, bà Laverne, ngồi cạnh

và luôn nắm chặt tay cô bé, kiêm luôn

chức “phiên dịch viên” cho Kasenya.

Thi thoảng, bà lại quay sang nhìn con âu

yếm, hoặc hỏi ý kiến con gái về những

vấn đề bà đang nói. Có lẽ vì thế mà cô bé

cảm thấy tự tin hơn nhiều. Câu chuyện

của chúng tôi tiếp diễn một cách rất tự

nhiên, Kasenya đã rất hào hứng chia sẻ

nhiều điều thú vị như kỉ niệm ấu thơ

với cậu bạn cũng bị CP - Rupan, hay

những suy nghĩ của em muốn đóng góp

cho

Hành trình

phi thường

trong tương

lai. Xúc động nhất có lẽ là khi cô bé nói

rằng: “Nếu tôi có một động lực nào đó

trong đời, thì đó sẽ là sự giúp đỡ người

khác”. Tôi thầm nghĩ rằng, chính tình yêu

thương vô bờ bến của người mẹ cùng cả

gia đình, xã hội ở Canada đã truyền sang

Kasenya, khiến cô bé trở nên vô cùng

mạnh mẽ và độc lập, dù ở trong hoàn

cảnh nào.

Với một người tổ chức sản xuất

của

Talk Vietnam,

chắc hẳn việc đưa lên

sóng truyền hình những nhân vật có khả

năng truyền cảm hứng, tạo hiệu ứng xã

hội như

Người mẹ Canada phi thường

đã

đem lại cho bạn nhiều xúc cảm?

- Khi làm chương trình này cũng là

lần đầu tiên tôi hiểu một cách kĩ càng thế

nào là “bại não”. Tôi nhận ra rằng từ “bại

não” trong tiếng Việt quá khắc nghiệt. Nó

ám chỉ người bị bệnh mất hết khả năng,

kể cả suy nghĩ, trong khi nghĩa đen dịch

từ tiếng Anh của cụm từ “Cerebral Palsy”

chỉ là một tổn thương trong bộ não ảnh

hưởng đến vận động. Vì sự hiểu nhầm

khái niệm này mà nhiều bậc cha mẹ đã

gần như mất hi vọng khi sinh ra con bị

bại não, vô tình tước mất của các em cơ

hội được vươn lên, học tập và đóng góp

vào xã hội như bao người bình thường

khác. Tôi nghĩ, là một người làm báo,

mình phải có trách nhiệm thay đổi

điều này.

Tôi quyết định để dành câu chuyện

này đến một dịp đặc biệt để phát sóng, và

đó chính là ngày tôn vinh những người

mẹ, người phụ nữ trên toàn thế giới, ngày

8-3. Chương trình ngay lập tức tạo được

hiệu ứng tốt. Nhiều khán giả, bạn đồng

nghiệp đã gọi điện, nhắn tin cho tôi để

hỏi rõ hơn về bệnh CP cũng như phương

pháp để hạn chế những triệu chứng kéo

theo của CP. Quan trọng hơn, họ đã

không còn dùng từ “bại não” khi nhắc

đến căn bệnh, mà dùng từ CP. Sự thay

đổi về nhận thức này sẽ thắp lên hi vọng

cho nhiều gia đình, giúp trẻ em bị CP và

cha mẹ các em có thể vững tin hơn, chiến

đấu đến cùng với căn bệnh; học tập, vui

chơi, hoà nhập với cuộc sống và luôn nở

nụ cười rạng ngời trên môi như Kasenya.

Đó là lúc họ đã tự viết nên

hành trình phi

thường

của chính mình.

Hà Cẩm

(Thực hiện)

Bà Laverne và con gái tại trường quay VTV

Bố của Kasenya đang dạy cô bé học tại nhà