Previous Page  42 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 92 Next Page
Page Background

42

Hình minh họa

Các “ông trùm” lao đao

Đài truyền hình Á châu, gọi tắt là

ATV vừa chính thức tuyên bố sa thải

400 nhân viên trước khi bị Chính phủ

đóng cửa vào 1/4/2016. “Phút cuối” của

đài truyền hình có thâm niên gần 60

năm của Hồng Kông này đã được cảnh

báo trước từ rất lâu. Khoảng 10 năm trở

lại đây, ATV phải vất vả chống chọi với

cuộc khủng hoảng tài chính triền miên.

ATV và TVB là hai đài truyền hình lớn

nhất Hồng Kông, được cấp phép phát

sóng miễn phí nên có nhiều lợi thế cạnh

tranh so với các đài khác. Tuy vậy, bản

thân hai đài truyền hình này cũng luôn

so kè nhau từng chút một. Cuộc chiến

này khiến ATV ngày càng suy kiệt và

nộp đơn xin phá sản từ tháng 10/2011.

Lãnh đạo của đài nhiều lần cầu cứu

Chính phủ nhưng cuối cùng họ đã không

đủ tiền trả nợ cho nhân viên. Vì thế,

chính quyền của xứ Cảng Thơm quyết

định chấm dứt hoạt động của ATV.

Cùng chịu chung số phận long

đong với ATV, đài TVB cũng phải vất

vả chống chọi nhiều năm nay với sự

biến động của thời cuộc. Đài TVB vốn

mạnh ở mảng phim truyền hình, từng

một thời thống trị màn ảnh nhỏ của

các nước trong khu vực. Từ năm 2010,

những mâu thuẫn trong nội bộ của đài

truyền hình giữa các giám chế khiến

nhiều diễn viên nổi tiếng dứt áo ra đi,

chất lượng kịch bản yếu kém, chế tác sơ

sài đã khiến các bộ phim gắn mác TVB

mất dần sức hút. Đài TVB phải chia

sẻ cả lực lượng giám chế giỏi với các

đài truyền hình tư nhân mới xuất hiện.

Dù nhiều lần cải cách nội bộ nhưng đài

TVB vẫn chưa thể lấy lại phong độ như

xưa. Rating các bộ phim mới sản xuất

khá thấp. Nhà đài còn nhận được vô

số lời khiếu nại của khán giả về những

điểm bất hợp lí trong các bộ phim. Dàn

diễn viên mới như: Dương Di, Sầm Lệ

Hương, Trương Kế Thông, Lâm Hạ

Vy… non yếu về diễn xuất, chưa thể

khiến khán giả say mê so với các tên

tuổi Xa Thi Mạn, Quan Vịnh Hà, Âu

Dương Chấn Hoa... của giai đoạn trước.

Những hoạt động khác của đài như thi

hoa hậu, lễ trao giải cũng kém sức hút

hơn trước. Các thí sinh của cuộc thi hoa

hậu bị chê bai về nhan sắc và gu thẩm

mĩ. Sau khi đăng quang, nhiều cô gái

vội vã lao vào các cuộc tình với đại gia

để nhanh chóng làm giàu mà không

chăm lo cho sự nghiệp riêng.

Thay đổi để tồn tại

Ngày tàn của ATV là đòn cảnh báo

mạnh mẽ, buộc TVB phải có nhiều

chính sách cấp thiết để tự cứu mình. Vì

thế, quản lí Dư Vịnh San đã được nắm

quyền chính thức, thay Tăng Lệ Trân là

nguyên nhân gây nên sự bất ổn nhiều

năm nay của TVB. Bà Dư đã triệu tập

được hàng loạt tên tuổi lớn như: La Gia

Lương, Đặng Tụy Văn, Trịnh Tắc Sĩ,

Lâm Bảo Di, Hướng Hải Lam, Mã Tuấn

Vỹ… quay lại góp mặt trong các bộ

phim đầu tư công phu trong năm 2016

với hi vọng sẽ tạo dựng lại thời hoàng

kim của phim truyền hình TVB. Các

phương thức quản lí nhân sự cũ kĩ của

TVB như tạo thế cạnh tranh giữa các

nhóm sản xuất, dựa trên mối quan hệ

để giao việc… sẽ được thúc đẩy theo

hướng tích cực hơn.

Cùng với đó, chiến lược kinh doanh

của TVB cũng có nhiều thay đổi. Ở

nước ngoài, TVB cũng thu hẹp hệ thống

TVBS ở nhiều nước trên thế giới. TVBS

là chi nhánh của TVB đặt ở nước ngoài

để phục vụ cho Hoa kiều. Từ năm 2015

đến nay, TVB đã bán 53% cổ phần

Truyền hình Hồng Kông

đổi dòng

Tháng 4/2016 đánh dấu bước chuyển mới của màn ảnh nhỏ

Hồng Kông. Một đài truyền hình lão làng đóng cửa và một

đài truyền hình mới toanh xuất hiện sẽ tạo nên thế cuộc mới

cho ngành truyền hình của hòn đảo này.

VTV

hồ sơ

truyền hình