Previous Page  42 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 42 / 62 Next Page
Page Background

42

VTV

nhật kí

phóng viên

S

au gần hai năm làm việc ở VTV7,

tự thấy kiến thức và kinh nghiệm

của mình vẫn chưa đủ nên tôi

quyết định sẽ học tiếp khoá học Thạc

sĩ về ngành truyền hình với kì vọng

vừa có cơ hội được học những gì mình

chưa biết về công nghệ truyền hình ở

một quốc gia phát triển, vừa được áp

dụng những gì mình sẽ học sau khi trở

về nước.

Tôi xin học bổng Fulbright, một

học bổng danh giá và khá nổi tiếng.

Fulbright là học bổng toàn phần bao

gồm tất cả chi phí học tập, tiền máy bay,

visa, tiền tiêu vặt, ăn ở… nên khi đã có

học bổng tôi không phải lo lắng về bất

cứ thứ gì. Ngoài ra, Fulbright còn mở

cho tôi cơ hội được tiếp cận với văn hoá

Mỹ bằng rất nhiều chương trình thú vị.

Fulbright không quá đề cao điểm số hay

học thuật mà điều cần thiết đó là bạn

phải có tầm nhìn, khả năng

bao quát và định hướng

rõ ràng cho tương

lai của mình. Học

bổng này cũng

đòi hỏi khả năng

kết nối giữa hai

nền văn hoá Việt

Nam - Hoa Kỳ

nên với tôi khóa

học này không chỉ

là kiến thức mà còn

biết thêm nền văn hóa

mới. Điều đó lí giải

vì sao, sau khi ổn

định xong việc học ở Trường Đại học

Columbia, tôi liền tranh thủ thực hiện

những chuyến đi theo cách của một sinh

viên nghèo tiết kiệm bằng việc xin ở trọ

miễn phí.

Tôi được David Peterson, người đàn

ông ngoài 60 tuổi ở Madison đồng ý

cho ở nhờ. David đón tôi tại bến xe, đưa

tôi đi lòng vòng phố xá và thủ thỉ kể về

thành phố như một nhà thông thái. Điều

khiến tôi bất ngờ là, công việc chính

của ông là giảng dạy tại Trường Đại học

Wisconsin nhưng ông còn có một công

ty xây dựng và tự làm tất cả mọi thứ

trong nhà như: đóng kệ, làm bàn

ghế, khắc tượng, làm nhà trên

cây, viết sách, nghiên cứu...

Và ông vẫn đang tiếp tục

lên kế hoạch cho những

chuyến đi và dự án mới

nối tiếp. David nói thật

say mê về trải nghiệm,

ông gọi đó là những cuộc

thập tự chinh của người trẻ

để tìm và thu thập những thứ

quý báu nhất trên địa cầu.

“hãy cứ đi khi ta còn trẻ…”,

David nói như vậy và điều đó tác động

thật mạnh đối với tôi.

Không chỉ là nhà sản xuất, đạo diễn của talkshow

8 IELTS,

Thắng còn kiêm luôn vai trò phụ trách truyền thông củakênh

VTV7. Ngay sau khi đóng máy và hoàn thành phần hậu kì của

8 IELTS

mùa thứ nhất, anh tạm chia tay Việt Nam để lên đường

thamgiakhóahọc Thạc sĩ về Sản xuất sáng tạo truyền hình tại

Trường Đại học Columbia. Từ nước Mỹ xa xôi, anh đã chia sẻ

những trải nghiệm thú vị về khóa học cùng ý tưởng về chương

trình mới.

Hãy đi khi

ta còn trẻ

Lê Thắng với thầy giáo David