11
nhà quản lí là lãnh đạo Bộ Tài nguyên
và môi trường phân tích về những bất
cập giữa chính sách và thực thi chính
sách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về
môi trường mà người dân phải gánh
chịu. Cuối cùng là một nhà lập pháp
(Đại biểu Quốc hội) chia sẻ những
bức xúc về sự thiếu quy phạm pháp
luật trong công tác đầu tư, quản lí các
ngành liên quan đến môi trường, đồng
thời cũng đưa ra quyết tâm của Quốc
hội để cải thiện thực trạng hiện nay
thông qua việc thay đổi luật cho
phù hợp.
Ngoài bốn tuyến nhân vật chủ đạo
còn có một số nhân vật phụ là người
dân bị tác động từ môi trường, lãnh
đạo địa phương, lãnh đạo cơ quan chức
năng, đại diện cơ quan, tổ chức gây ô
nhiễm, lãnh đạo các ngành bị thiệt hại
từ môi trường trong các câu chuyện cụ
thể để làm rõ hơn tác động tiêu cực của
môi trường đến đời sống người dân.
Những trăn trở về môi
trường được thể hiện như
thế nào?
Theo chia sẻ của đạo diễn Hoàng
Long, kết cấu phim gồm ba phần với
các tên gọi:
Đi tìm sự sống, Lời thở
than
và
Tiếng gọi
. Bằng cách đi vào các
câu chuyện cụ thể, bộ phim muốn khán
giả thấy được sự báo động của biến
đổi khí hậu đến đời sống người dân ở
cả thành thị lẫn nông thôn. Người dân
ngày càng khó khăn trong việc tìm sinh
kế và đối chọi với thiên tai. Hệ động
thực vật đang tìm sự tồn tại trước nguy
cơ tuyệt chủng. Các
sông, hồ đang chết
dần, chết mòn. Bên
cạnh đó, ekip thực
hiện còn đi sâu phân
tích những bất cập
trong nhiều chính
sách phát triển kinh
tế xã hội, kể cả các
quy định về bảo vệ
môi trường của Chính phủ, các bộ,
ngành dưới sự phân tích, phản biện của
các nhà khoa học, chuyên gia trong và
ngoài nước bằng các câu chuyện và
ví dụ cụ thể. Cả người dân và cơ quan
chức năng, nhà khoa học đang thở dài
với những khó khăn ngày càng lớn để
bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ
chính mình.
Ở phần cuối, bộ phim sẽ mạnh
dạn đưa ra các kịch bản có kết thúc tồi
tệ trong tương lai dưới sự phân tích,
dẫn chứng của các nhà khoa học, các
chuyên gia trong và ngoài nước cũng
như người dân, đồng
thời cũng đưa ra một
kịch bản khác tươi
sáng hơn với nhiều
giải pháp tích cực mà
hiện tại đã và đang
được triển khai trên
thực tế cho dù còn ở
quy mô nhỏ hẹp. Mặt
khác, cũng đưa ra
những chuyển biến tích cực từ Chính
phủ, các bộ, ngành, địa phương, người
dân bằng các việc làm cụ thể.
Bộ phim không chỉ xâu chuỗi các
câu chuyện nhỏ để hình thành bức
tranh tổng thể về biến đổi khí hậu ở
Việt Nam mà còn thẳng thắn chỉ ra
một số điểm bất cập về chính sách
phát triển các ngành liên quan đến môi
trường; đưa ra một số giải pháp đã
được chứng minh trên thực tế ở quy
mô nhỏ để gợi mở những giải pháp
toàn diện có thể nhân rộng.
Với tiếu tấu nhanh, hiện đại cùng
rất nhiều phỏng vấn ngắn để tạo
ra các lát cắt xoay quanh chủ đề,
ekip thực hiện hi vọng, 50 phút PTL
Tiếng gọi
sẽ truyền tải được đầy đủ
thông điệp về tình trạng báo động
của môi trường đến khán giả xem
truyền hình.
Nậm Nhùn - Một vùng nông thôn
mới trong khu vực thủy điện
Lòng hồ sông Đà - nơi hàng vạn
người dân đang tận dụng, khai thác
Người dân thay đổi canh tác để thích nghi
với lòng hồ chứa sau khi đầu tư thủy điện
Hải Yến