Previous Page  85 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 85 / 92 Next Page
Page Background

85

Đừng làm Oshin cho con

Trong 5 điều nhắn gửi Thiếu niên nhi

đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn

mạnh: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo

sức của mình”. Dạy con tự lập theo độ

tuổi là việc rất cần thiết, đừng làm hộ khi

nó nằm trong khả năng của con, nếu

trong các câu chuyện, con được nêu ý

kiến của mình sẽ xây dựng được sự độc

lập trong tư duy, không ỉ lại hay thụ động

trong cách giải quyết vấn đề. Chị Vân

Anh có con gái 7 tuổi, bày tỏ quan điểm:

“Việc các cháu tự cầm chổi trực nhật ở

lớp rất có ích, đó cũng là cách rèn luyện

cho các cháu biết tham gia lao động. Có

quét lớp thì trẻ mới biết mệt nhọc, biết

nhắc nhở các bạn khác không được xả

rác lung tung để giữ gìn vệ sinh chung.

Khi về nhà các cháu mới biết thương cha

mẹ làm việc vất vả và làm những việc

nhỏ một cách tự giác”.

Ở Nhật, dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất

được các bậc cha mẹ chú trọng rèn cho

con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy

sớm, ăn uống tốt, để bé tự xúc thức ăn,

khi ăn không xem tivi, không đi rong.

Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc

liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ,

biết dọn dẹp đồ mình bày ra. Thông qua

từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự

tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động,

suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi

cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính

việc để con tự làm việc nhà, tôn trọng

mong muốn của con là cơ hội tuyệt vời

rèn luyện kĩ năng sống tích cực cho trẻ.

Có những bà mẹ, khi ăn xong, lẽ ra phải

nhắc con dọn dẹp bát đũa thì đã làm thay

con việc ấy. Lâu dần trẻ thành ỉ lại, lười

lao động. Cần phải ý thức được cho trẻ

rằng, mọi nhu cầu cá nhân như: tắm giặt,

ăn uống, gấp chăn màn, xếp dọn phòng ở

của mình phải do các em tự làm. Trẻ phải

tự biết phục vụ chăm sóc bản thân.

Theo Tiến sĩ tâm lí Nguyễn Kim

Quý, Hội tâm lí Giáo dục Việt Nam, bố

mẹ nào cũng lo lắng và muốn chăm sóc

con tốt nhất, nhưng nuông chiều, làm

thay con mọi việc chỉ tạo cho trẻ thói

quen ỷ lại và gặp khó khăn khi hòa nhập

với môi trường mới. Trong gia đình, cha

mẹ thường dành hết các công việc lớn,

nhỏ, chỉ chú trọng tạo mọi điều kiện để

con học tập, có nhiều thành tích cao, mai

này đỗ đạt có công danh sự nghiệp và cứ

nghĩ như vậy là hết lòng vì con. “Ai cũng

thương con nhưng thương như thế nào

cho đúng cách mới là chuyện để nói. Con

gái tôi từ lúc học lớp chồi đã phải phụ

mẹ quét nhà, lau nhà, rửa rau, rửa chén,

phơi quần áo. Nói ra không ai tin nhưng

khi họ tận mắt nhìn bé làm thì ai cũng

trầm trồ sao giỏi vậy. Trẻ giỏi hay không

là do người lớn mình rèn luyện. Càng

thương con thì càng rèn luyện cho nó chứ

không phải để con ngồi không” Chị Bảo

Ngọc ( Q1) chia sẻ kinh nghiệm.

Hãy kiên nhẫn với con

Bố mẹ hãy tạo ra môi trường để

khuyến khích trẻ tự làm, phải cho con

làm thì con mới biết sai ở đâu và phải

làm như thế nào cho đúng. Như vậy con

sẽ hình thành cho mình suy nghĩ tích cực:

“Không thử thì làm sao biết là đúng hay

sai; sai có thể sửa lại” và con sẽ thấy

rằng việc thất bại rất bình thường, không

phải lo lắng hay tức giận. Trẻ sẽ học

được muốn thành công phải trải qua khó

khăn, thử thách chứ không phải bằng

việc bố mẹ cố gắng loại bỏ những khó

khăn cho con.

Điều quan trọng là bố mẹ hãy kiên

nhẫn, đừng can thiệp quá sâu vào vấn đề

mà trẻ đang tìm cách tự giải quyết. “Khi

tự làm thành công một việc gì đó, trẻ sẽ

tự tin vào chính mình, có hình ảnh bản

thân tốt đẹp, cảm thấy mình có giá trị,

khi lớn lên trẻ sẽ tự chủ, có khả năng để

đối phó với những thách thức của cuộc

sống”, bà Christine Munn, Chủ tịch Hiệp

hội Montessori Mỹ chia sẻ. Một yếu tố

khác mà nhà giáo dục này nhắc đi nhắc

lại là sự kiên nhẫn của bố mẹ: “Trẻ con

chân ngắn hơn chúng ta, bước chậm hơn

chúng ta. Thay vì bế để con đi nhanh

hơn, bố mẹ hãy đi chậm lại. Lúc đầu làm

việc, con sẽ vụng về, lóng ngóng nhưng

dần dần con sẽ tự làm được”.

Ở các đất nước văn minh, cha mẹ

nhận thức rằng việc dạy các kĩ năng sống

cho con trước tiên thuộc về chính họ. Họ

hiểu những đứa trẻ của mình hơn ai hết.

Trong suốt những năm đầu đời, đứa trẻ

chỉ có cha mẹ ở cạnh để yêu thương, dạy

dỗ, nên cha mẹ vừa là bạn, vừa là thầy

của con trước tiên, sau đó mới đến nhà

trường. Hãy làm bạn với con, trò chuyện

để hiểu chúng. Hãy dạy con những việc

nhỏ bé trong nhà như sắp xếp áo quần

gọn gàng, nấu cơm, rửa bát. Dạy con

cách ứng xử với mọi người xung quanh,

nề nếp ăn ở, đi đứng, cách tiếp khách khi

người lớn vắng nhà; cách thưa gửi với

người hơn tuổi, cách trả lời điện thoại,

cách pha trà, cắm hoa, trang trí nhà

cửa… Trẻ cũng cần học cách bảo vệ

mình và em nhỏ, người thân, ứng xử thế

nào khi có sự cố xảy ra (như chập điện,

cháy nổ, kể cả khi bị bắt nạt…)

Khám phá cuộc sống xung quanh

chính là cách để con lớn lên và tự rèn

luyện bản thân mình có thể vững vàng

trước mọi khó khăn trong cuộc sống .

Hãy đồng hành cùng con, định hướng

cho con chứ không phải làm hộ hay can

thiệp quá sâu. “Chúng ta yêu thương con

và muốn làm mọi điều tốt đẹp cho con,

nhưng chúng ta không thể đi cùng chúng

cả đời. Do vậy, hãy để trẻ tự làm”, bà

Chiristine Munn khuyên.

Bảo Anh