35
chắc duyên số đã đưa Cơ - Nghiệp đến
với xiếc để rồi không thể nào từ bỏ
được”, Quốc Nghiệp chia sẻ.
Hơn 10 năm vừa tập luyện và biểu
diễn, Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã mang
Sức mạnh đôi tay
chu du vòng quanh thế
giới, đến với gần 30 quốc gia, nhận được
rất nhiều giải thưởng danh giá, khiến
cho bạn bè quốc tế biết đến và ngưỡng
mộ xiếc Việt Nam. Tháng 11/2016,
khán giả nước nhà cũng đã được tận mắt
chứng kiến sự kì diệu của
Sức mạnh đôi
tay
trong liveshow riêng của hai anh em.
Họ làm để ghi dấu 10 năm đồng hành
cùng nhau, biến những điều không thể
thành có thể, đồng thời mang lại một cái
nhìn mới mẻ và đẳng cấp về nghệ thuật
xiếc cho khán giả Việt Nam.
Trở nên đặc biệt vì tình anh em
Có thể nói, linh hồn của
Sức mạnh
đôi tay
chính là sự gắn kết máu thịt
giữa Quốc Cơ và Quốc Nghiệp. Tình
cảm thiêng liêng ấy đã thổi hồn vào
tiết mục, khiến người xem xúc động và
đồng cảm. Ở tiết mục này, người phía
dưới có trách nhiệm chịu đựng người
phía trên để họ lấy được cảm giác cân
bằng. Người phía trên phải giữ thăng
bằng cực kì tốt để người phía dưới
không bị chao đảo. Hai vị trí đều rất
quan trọng nhưng người phía trên gặp
nhiều nguy hiểm hơn vì chỉ cần một sai
lệch nhỏ thôi cũng có thể mất mạng. Có
lẽ Quốc Cơ đã không dám mạo hiểm
tính mạng nếu người ở dưới không phải
là anh trai mình và Quốc Nghiệp cũng
không nỗ lực đến quên cả bản thân nếu
người ở trên không phải là đứa em ruột
thịt của mình.
Quốc Cơ chu đáo, nhẹ nhàng và
điềm đạm trong khi Quốc Nghiệp trẻ
trung sôi nổi và đầy nhiệt tình. Hai tính
cách tưởng chừng như tương phản lại bổ
xung cho nhau. Nhiều người thắc mắc
sao Quốc Cơ ở dưới còn Quốc Nghiệp
ở trên. Đó là vì tiết mục này được xây
dựng từ lúc hai anh em còn nhỏ. Quốc
Nghiệp nhỏ hơn Quốc Cơ 5 tuổi nên
trọng lượng nhẹ hơn. Tiết mục diễn ra
bao nhiêu năm là bấy nhiêu năm Nghiệp
lớn lên, càng lớn càng nặng, sức nặng đè
lên bệ đỡ anh trai Quốc Cơ càng tăng.
Suốt 10 năm qua, Quốc Cơ luôn là điểm
tựa vững chắc để nâng đỡ, làm đòn bẩy
cho Quốc Nghiệp thăng hoa, dứt điểm
những động tác khó và gay cấn. Đối với
Quốc Nghiệp, Quốc Cơ giống như một
người cha, một người anh và một người
bạn. Còn trong mắt Quốc Cơ, em trai
mình là một chiến binh không biết sợ
hãi và mệt mỏi.
Đến với bộ môn nghệ thuật nguy
hiểm này từ khi mới 5 tuổi, với Quốc
Cơ, xiếc là lẽ sống: “Chỉ có xiếc mới
làm tôi thỏa mãn và mang lại niềm kiêu
hãnh, tự hào trong trái tim tôi”. Nhỏ
hơn anh 5 tuổi, ban đầu Quốc Nghiệp
chưa có được niềm đam mê mãnh liệt
như thế, lại thêm nhiều lần tưởng như
bỏ mạng nên không ít lần Quốc Nghiệp
muốn dừng lại. Nhưng vì thương anh,
bao nhiêu hiểm nguy lại coi như không
có gì, bao phen té cắm đầu xuống đất
vẫn liều mạng trèo lên. Nếu Quốc
Nghiệp đau về thể xác thì Quốc Cơ lại
đau về tinh thần: “Mỗi khi thấy Nghiệp
nằm bất tỉnh trên sàn, tôi cảm giác như
ai đang đâm vào trái tim mình. Chính
mình đã đẩy đứa em ruột thịt vào chỗ
chết. Những lúc như thế mình cảm thấy
rất nản, mọi thứ sụp đổ và không muốn
tiếp tục con đường này nữa”. Chính
Quốc Nghiệp là người vực dậy tinh thần
cho anh: “Khi tỉnh lại điều đầu tiên tôi
nghĩ tới là rất thương anh trai mình, tôi
hiểu được sự dằn vặt của anh ấy còn
đau đớn hơn gấp 10 lần nỗi đau về thể
xác mà tôi phải chịu đựng”. Trong một
show diễn tại Đức, Quốc Nghiệp gặp sự
cố và chấn thương ở chân phải, không
đi lại được. Liền mấy ngày sau đó, hàng
ngày Quốc Cơ cõng em đến rạp xem các
nghệ sĩ khác biểu diễn để Nghiệp vơi đi
nỗi sợ hãi và bớt đi nỗi nhớ nghề. Chính
tình anh em của họ đã khiến họ trở nên
đặc biệt và tạo ra những kì tích.
Rủi ro là thế, nhưng nếu như có kiếp
sau, được làm anh em thì Quốc Nghiệp
vẫn mong muốn được biểu diễn cùng
anh trai mình. Quốc Cơ hi vọng, anh
có đủ sức mạnh, đủ ý chí để bảo vệ em:
“Khi nào cảm thấy mình không còn đủ
sức để nâng đỡ Nghiệp nữa thì chúng
tôi sẽ bỏ tiết mục này”. Sau khi phá kỉ
lục thế giới, hai anh em đang chuẩn bị
cho sự ra đời của tiết mục
Sức mạnh đôi
tay
với độ khó và kỹ thuật cao hơn rất
nhiều, để chuẩn bị đi chinh chiến trên
các đầu trường quốc tế.
Trúc Chi