Table of Contents Table of Contents
Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

Lịch sử đất nước ta từng chứng kiến

nhiều sự gắn kết kì lạ, trong đó có mối

lương duyên của các ông Nguyễn

Minh Vỹ, nhà báo Lý Văn Sáu và đại

sứ Võ Văn Sung. Ông Nguyễn Minh Vỹ

sinh năm 1914, được hai người còn lại

coi là anh cả. Trong sự nghiệp hoạt

động của mình, ông từng làm chủ

nhiệm báo Thống Nhất, Phó ban Tuyên

giáo Trung ương, Phó đoàn đàm phán

tại Hội nghị Paris. Nhà báo Lý Văn Sáu

từng là Tổng Biên tập Đài Truyền hình

Trung ương (Đài Truyền hình Việt

Nam); Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt

Nam. Người “em út” Võ Văn Sung là

đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam

tại Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg và

Nhật Bản. Sự nghiệp của ba ông gắn

liền với mặt trận báo chí, khởi đầu là tờ

báo Thắng. Chính ông Lý Văn Sáu đã

từng xúc động chia sẻ rằng, có đồng

bào đã lấy cả bia đá trên mộ cha mình

để mài ra giúp cán bộ cách mạng làm

báo. Nhiều năm sau, Hội nghị Paris

diễn ra, ba con người cùng gắn bó

ngày nào bỗng ôm chầm lấy nhau vì

được hội ngộ. Ba ông chỉ có một khao

khát tột cùng, đó là thúc đẩy kí kết

thành công, mang hòa bình lặp lại nơi

quê nhà. Mặt trận báo chí là cơ duyên

của ba con người ấy, gắn kết số phận

của họ để làm nên những điều phi

thường. Thế nhưng, cả ba ông Nguyễn

Minh Vỹ, ông Lý Văn Sáu và ông Võ

Văn Sung đều tâm niệm rằng, các ông

chỉ như hạt cát giữa sa mạc. Thật tuyệt

vời khi tôi hoàn thành công việc của

mình vào đúng dịp kỉ niệm Ngày Báo

chí Cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện bộ

phim nhiều ý nghĩa này, ông gặp

những khó khăn và thuận lợi gì?

Khó khăn ở đây là làm thế nào để

thống nhất được ý kiến của 4 người

trong ban biên tập phim, điều này thực

sự rất khó. Tôi và các học trò cách nhau

đến 60 tuổi, đó là cả một đời người chứ

không đơn thuần là một thế hệ. Tâm

niệm của tôi là luôn muốn truyền nghề

cho các thế hệ đi sau. Trong quá trình

làm phim, tôi là đạo diễn chính nhưng

bên cạnh đó cũng tạo cơ hội để ba học

trò của tôi tham gia làm công tác biên

tập, đạo diễn. Các học trò của tôi gồm

các cháu Thùy Trang, Bích Ngọc, Kiều

Oanh, đều là sinh viên năm thứ 3 tại

Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tôi

đánh giá rất cao các bạn trẻ ở sự nhanh

nhạy và khát khao với nghề. Tôi không

bao giờ cho rằng mình là tốt nhất, tuyệt

vời nhất mà thế hệ trẻ cũng có cái nhìn

của riêng họ, đó là điều mà tôi luôn tôn

trọng. Thế nhưng, một bộ phim sẽ có

rất nhiều ý tưởng, 100 cái đầu là 100

cách nghĩ khác nhau. Và thực tế là ai

cũng muốn bảo vệ quan điểm của

mình, ai cũng muốn là đạo diễn, dù mục

đích cuối cũng vẫn là để làm ra một bộ

phim hay. Điều thuận lợi khi thực hiện

bộ phim, đó là gia đình và cơ quan các

ông từng công tác đều giúp đỡ rất nhiệt

tình. Ba ông đều là những người đóng

góp to lớn cho nền báo chí cách mạng

Việt Nam và từng là lãnh đạo trong các

cơ quan báo đài. Tôi thường nói vui

rằng, phim này quan trọng lắm, nếu mà

không giúp đỡ là tôi kêu nổi làng nước

lên. Tính tôi hay nói đùa tếu táo như

vậy, đó mới là cá tính Phạm Việt Tùng.

Sắp tới, bộ phim

Ba đứa chúng mình

sẽ

được phát sóng trên Đài TH Việt Nam,

VOV… nhân Ngày Báo chí Cách mạng

Việt Nam. Tôi mong rằng bộ phim sẽ

tạo nên một hiệu ứng tích cực.

Điều gì giúp cho ông dù tuổi đã

cao nhưng vẫn luôn giữ được ngọn

lửa yêu nghề như vậy?

Tôi chỉ nói một câu thế này thôi,

người làm nghề chân chính thì chỉ khi

nằm xuống đất mới thôi lao động. Tôi

đã không làm thì thôi, nhưng làm thì

luôn say mê, quyết liệt, không gì ngăn

cản được. Có những đêm tôi nghĩ về

phim mà thao thức không thể ngủ.

Một bộ phim được gắn kết bởi

một đạo diễn cao niên cùng với

những người trẻ. Sau sự kết hợp

này, ông mong muốn gì ở thế hệ trẻ?

Nếu chúng ta nghĩ rằng khi chúng ta

nằm xuống là xong mọi trách nhiệm thì

thật sai lầm. Trách nhiệm của tất cả

những người làm phim tài liệu là lan tỏa

ngọn lửa nghề đến với thế hệ sau. Nếu

không có ai dẫn dắt, thế hệ trẻ lại phải

mò mẫm tìm hiểu từ đầu trong khi họ có

thể làm được nhiều hơn thế. Bên cạnh

đó, phim tài liệu là một thể loại khó, nếu

không có người dẫn dắt thì các bạn trẻ

sẽ dễ nản và bỏ cuộc. Các học trò của

tôi có nhiều người đã thành công và có

chỗ đứng nhất định. Tôi luôn tâm niệm

rằng nghề này mà nịnh nọt thì chính là

đang giết chết những người đi sau.

Thẳng thắn, thậm chí mắng mỏ để chỉ

ra cái sai mới là người thầy chân chính.

Xin cảm ơn ông!

HÀ HƯƠNG

(Thực hiện)

ĐD Phạm Việt Tùng (phải)

trao đổi trong một cảnh quay

ĐD Phạm Việt Tùng

đang lấy tư liệu từ nhân vật