Table of Contents Table of Contents
Previous Page  87 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 87 / 92 Next Page
Page Background

87

sống bên dưới

trần gian

. Khám phá

vườn thú hoang dã Jigme Dorji, nơi

nuôi dưỡng động vật hoang dã của

quốc gia, thì thực sự như lạc vào miền

tiên cảnh. Vườn thú là nhà của một số

động vật hoang dã quý hiếm như Takin

(động vật đầu dê mình bò gắn liền với

truyền thuyết Ngài Divine Madman -

Drukpa Kuenlay trên triền Himalaya

đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng),

báo tuyết, cừu xanh, hổ, gấu trúc đỏ,

gấu đen Hymalaya và hơn 300 loài

chim làm tổ sinh sống tự nhiên. Chúng

sinh sống trong ngôi nhà mà tổ tiên

chúng hàng triệu năm nay từng sống.

Ở đó có những cây cổ thụ to cả chục

người ôm, toàn thân cây được bao

phủ bởi những lớp rêu phong, địa y,

dây leo chằng chịt… Đi sâu vào khu

bảo tồn có cảm giác như lạc vào khu

rừng thuở hồng hoang.

3.

Chia tay Bhutan, điều làm tôi rất

nhớ đó chính là những ánh mắt

trong sáng, ngây thơ của lũ trẻ; những

đôi má lúc nào cũng đỏ như quả bồ

quân của các thiếu nữ hay sự vô tư,

sảng khoái của những người đàn ông

vâm váp đi rừng, làm đồng và chơi môn

thể thao yêu thích là bắn cung. Trẻ con

Bhutan được giảng đạo Phật trong nhà

trường từ bé, rằng không được sát

sinh. Con người chung sống hòa bình,

thân thiện với các loài động vật. Đến

Bhutan, chúng tôi được tiếp thêm bao

nguồn năng lượng tích cực. Rừng ở

Bhutan bạt ngàn, thế nên đi trên những

con đường luôn có cảm giác đi trong

rừng. Thú hoang xồ ra đường bất cứ

lúc nào, vừa ngồi trên ô tô vừa mải mê

ngắm từng đàn ngựa hoang, chó hoang

chạy trên các sườn đồi, từng đàn khỉ

truyền cành kiếm ăn... Quốc vương

Bhutan quy định, giết một con thú (dù

chủ định hay vô tình cán chết) cũng có

thể bị tù đến ba năm. Dân số Bhutan

chỉ có chưa đến 1 triệu người, rừng già

thì thâm u, đi cả ngày đường bỗng gặp

một nhóm người đang đốt lửa sưởi ấm

và nướng ngô ở ven đường, chúng tôi

thực sự mừng rỡ. Những cuộc gặp gỡ

chớp nhoáng, nói cười rôm rả như

được hội ngộ người quen lâu ngày

không gặp lại càng đáng nhớ. Có lần,

xe chúng tôi lướt qua những cô bé gọn

gàng, xinh xắn trong bộ trang phục

truyền thống kira đang cùng nhau đi

học. Bác tài thành thói quen vội phanh

xe, cả đoàn khách nhí vui vẻ quá giang

tới trường. Người dân Bhutan nói tiếng

Anh rất tốt vì học sinh được phổ cập

thứ ngôn ngữ quốc tế này ngay từ khi

bắt đầu đi học. Khi không bị rào cản

ngôn ngữ, bạn có thể trò chuyện dễ

dàng với người dân bản địa. Cảm giác

ấm cúng, đầy tình thân mến. Chúng tôi

đã có những ngày leo núi đến rã rời để

tới thăm tu viện Kila Goenpa cheo leo

trên đỉnh núi 4.100m quanh năm mây

mù, tuyết phủ - nơi tu hành biệt lập của

60 ni cô, có những người cả đời không

xuống núi sau khi xuất gia. Gió núi hun

hút, lạnh cóng, chân mỏi nhừ và khi cúi

đầu bước vào những căn nhà bé xíu,

bám xung quanh vách núi, chưa bao

giờ chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến

vậy. Các nữ tu hiền thật hiền, ánh mắt

ấm áp, rót từng cốc trà bơ nóng hổi mời

khách lạ. Chúng tôi tham dự một khóa

lễ, dù không hiểu các bài kinh mà các

ni sư ngân nga rất đồng đều theo nhịp

điệu, chỉ nhận thấy như mình đang

bước vào một cõi khác. Các nữ tu ăn

chay trường, ăn ớt xào bơ, ăn lá núi,

tắm nước suối, ngủ tại “mật thất” được

xây kiểu luồn mình trong mái đá, giữa

hang sâu. Họ vui cõi đạo, cõi thần tiên.

Những khoảnh khắc ấn tượng với

thiên nhiên và con người Bhutan khiến

du khách không bao giờ quên!

THAO GIANG

Hơi ấm ven đường và nụ cười chào khách

Thiếu nữ Bhutan

Người nông dân đang thu hoạch nông sản

Nụ cười Bhutan