90
THÔNG TIN
HÀ NỘI TRIỂN KHAI
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP
H
ội nghị do Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thành phố Hà
Nội phối hợp với Hiệp hội Trang
trại nông nghiệp Việt Nam và quận
Tây Hồ tổ chức. Ông Tạ Văn Tường,
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hà Nội cho biết, để triển
khai Nghị định 98, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Nội đã xây dựng
các danh mục thủ tục hành chính, quy
trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành
chính trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền.
Sở cũng đã ban hành Quyết định số
1806/QĐ-SNN ngày 30/9/2019 về Quy
chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng
thẩm định dự án liên kết, kế hoạch đề
nghị hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Tại
hội nghị, các doanh nghiệp bày tỏ quan
tâm đến các hình thức liên kết, chính
sách ưu đãi hỗ trợ được quy định trong
Nghị định 98. Theo Nghị định, hợp tác,
liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp là sự thỏa thuận, tự
nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp của nông dân, cá
nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp (gọi
chung là các bên tham gia liên kết) để
nâng cao hiệu quả sản xuất và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp. Ông
Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi
cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã nêu
rõ những nội dung chính mà các doanh
nghiệp cần lưu ý trong thực hiện Nghị
định 98. Cụ thể, có 7 hình thức liên kết
bao gồm: Liên kết từ cung ứng vật tư,
dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu
hoạch, sơ chế, hoặc chế biến gắn với
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên
kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch
gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu
vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn
với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch,
sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp; liên kết cung
ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ chế
hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp; liên kết sơ chế
hoặc chế biến với tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp.
Về chính sách ưu đãi hỗ trợ, Nghị
định nêu rõ, chủ trì liên kết được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư
vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá
300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên
cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự
án liên kết, phương án, kế hoạch sản
xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Đối với dự án liên kết, kế hoạch đề nghị
hỗ trợ phát triển hợp tác liên kết trong
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
có phạm vi hoạt động sản xuất theo
chuỗi giá trị trên địa bàn từ hai huyện trở
lên, hoặc có tổng mức đề nghị hỗ trợ từ
5 tỷ đồng trở lên do UBND thành phố Hà
Nội phê duyệt.
Ngoài ra, chính sách nhà nước còn
hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông,
đào tạo nghề, tập huấn kĩ thuật, nâng
cao năng lực quản lí hợp đồng, quản lí
chuỗi và phát triển thị trường, hỗ trợ
giống, vật tư bao bì, nhãn mác... với
điều kiện phù hợp quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; Giấy
chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm
các quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn
thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo
vệ môi trường.
PV
Trang thông tin có sự phối hợp của
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội
VỪA QUA, TẠI HÀ NỘI, ĐÔNG ĐẢO
CÁC NHÀ QUẢN LÍ, HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH, CÁC DOANH NGHIỆP
ĐÃ THAM DỰ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI
NGHỊ ĐỊNH SỐ 98/2018/NĐ-CP
NGÀY 5/7/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP; ĐỒNG THỜI TÔN VINH CÁC
TẬP THỂ, CÁ NHÂN CÓ NHIỀU THÀNH
TÍCH XUẤT SẮC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG
THÔN VIỆT NAM.
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao