Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

Là người đảm nhận vai trò điều

hành sản xuất của

KƯVV

, chị Lữ Thùy

Vân nhận định, đây là một chương

trình khó nhằn ở cả “phần cứng” lẫn

“phần mềm”. “Phần cứng” nằm ở khâu

dàn dựng, đạo cụ với sự phức tạp

trong việc xây dựng không gian kí ức

qua các thập niên khác nhau. “Phần

mềm” lại thuộc về cảm xúc. Theo chị

Lữ Thùy Vân, điều hành chương trình

này tuy vất vả, áp lực nhưng lại có lợi

thế nhất định do là phái nữ. Trong mùa

thứ hai có sự xuất hiện nhiều hơn của

những kí ức phi vật thể tác động mạnh

đến khán giả. Đó là những tiếng rao

của gánh hàng rong gợi nhớ biết bao

kỉ niệm của mỗi người về một thời đã

qua gắn với các món quà đường phố,

gắn với hình ảnh mưu sinh vất vả. Đó

cũng là lời hát ru của mẹ - miền kỉ niệm

ngọt ngào với bao người, bao thế hệ.

Trong mùa thứ hai,

KƯVV

không

còn duy trì những trò chơi dân gian vui

nhộn như đưa lợn vào chuồng, đẩy

tường. Lí do ban đầu có thể là do

khung thời lượng 60 phút quá ngắn

nhưng theo ekip sản xuất sự điều

chỉnh này nhằm mục đích tăng thêm

chất liệu cho mỗi nội dung, kí ức để

cảm xúc được đầy đặn hơn, đội

trưởng, khách mời, nhân vật có dịp

được hội ngộ, hàn huyên tâm sự nhiều

hơn. Nhờ thế, khán giả được cùng

chia sẻ khá tường tận về kỉ niệm, sự

cố đáng nhớ hay cuộc sống của dàn

diễn viên gắn liền với thương hiệu

phim

Cảnh sát hình sự

. Những câu

chuyện về hiện tượng ca nhạc

Mưa bụi

một thời cũng là tập phát sóng gây

“bão”. Thay vì thành riêng một phần

thử thách tính điểm, các trò chơi dân

gian, những trải nghiệm thực tế với

công việc, nhịp sống của hàng chục

năm trước được khéo léo lồng ghép

vào từng đợt thi dành cho mỗi thập

niên cũng như tạo sự tương tác trực

tiếp với khán giả ở trường quay để tất

cả cùng được hòa chung vào không

khí đậm chất hoài niệm.

CUỘC “SĂN LÙNG” KÍ ỨC

Các đề bài cho thập niên 1960 -

1970 là thách thức căng thẳng đối với

ekip sản xuất

KƯVV

bởi để tìm đúng,

tìm lại nguyên trạng hoặc tái hiện sát

nhất với đồ vật, câu chuyện cách đây

cả nửa thế kỉ không hề đơn giản. Có

những món đồ phải được vận chuyển

công phu, cẩn thận từ các tỉnh thành

khác nhau khắp Bắc - Trung - Nam

về tới trường quay với yêu cầu bảo

quản kĩ lưỡng từ phía đơn vị sở hữu.

(Xem tiếp trang 6)

HOÀNG HƯỜNG

“Chúng tôi đã tìm đến những nhà khảo

cứu chuyên môn để tư vấn nội dung và

không dám chắc đúng 100% vì kí ức của

mỗi người không giống nhau. Cùng một

món đồ, với “kí ức” của người này là vui vẻ,

hạnh phúc nhưng với người khác là đau

buồn...Chúngtôichỉtáihiệnvàgiúpquývị

khán giả gợi nhớ một thời đã qua” - nhà

điều hành sản xuất Lữ Thùy Vân.

Nhà báo Lại Văn Sâm