33
Thành công với nhiều bài hát
hay, được nhiều khán giả yêu mến
nhưng chị không lựa chọn hướng đi
ồn ã hay Nam tiến để phát triển sự
nghiệp âm nhạc của mình mà trụ lại
tại Hà Nội? Phải chăng, chị không
vượt qua được sự khác biệt?
Sự khác biệt của Khuê ở đây là
không muốn chạy theo số đông nghệ sĩ.
Nam tiến để rồi một Ngọc Khuê Bắc bộ -
Thị Màu của đương đại sẽ trôi đi đâu?
Hay chăng “Màu” cứ chậm cứ chắc mà
vẫn được mọi người yêu mến mỗi khi
nhắc đến. Khuê là thế đấy, không bon
chen, không thể xa Hà Nội - xa gia
đình được.
Được biết, tới đây chị sẽ trở lại
với một dự án âm nhạc. Chị sẽ làm
mới mình bằng những ca khúc mang
âm hưởng khác hay vẫn là chất dân
gian đương đại?
Trong tháng 11, Khuê sẽ tham gia
chương trình của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh
Tiến. Trong đó, Khuê sẽ hát 7 bài cả cũ
lẫn mới. Vẫn là dòng dân gian đương
đại nhưng mọi người sẽ cảm nhận
được Khuê của thời nay khác rất nhiều
so với thời
Bà tôi
năm 2015. Cũng đúng
thôi, thời gian trôi đi, cảm xúc và cách
thể hiện cảm xúc cũng sẽ có nhiều thay
đổi. Hi vọng sẽ được mọi người tiếp tục
ghi nhận.
Chị gắn bó với không ít bài hát
của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. Theo
chị, vì sao các ca khúc của nhạc sĩ
Nguyễn Vĩnh Tiến được công chúng
đón nhận?
Tôi muốn kể một câu chuyện để độc
giả hiểu hơn. Ngày đầu gặp nhau, Khuê
không có nhiều ấn tượng với anh Tiến
ngoài việc đây là một kiến trúc sư thích
làm thơ và mê sáng tác nhạc, dù không
biết một nốt nhạc nào. Nhưng sự thật,
các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh
Tiến được công chúng đón nhận, đơn
giản là ca từ và âm nhạc mộc mạc, bình
dị, là những câu chuyện xảy ra hàng
ngày, có một chút phảng phất hoài niệm.
Vì vậy, âm nhạc của anh Tiến cứ len lỏi
vào tâm can của người yêu nhạc. Tôi
nghĩ, đó chính là chất riêng để Nguyễn
Vĩnh Tiến lôi cuốn được khán giả.
Dù theo nghề gì thì yếu tố đầu
tiên ngoài sự đam mê là mưu sinh.
Chị là một nghệ sĩ ham học hỏi và
cũng rất cá tính. Chị nghĩ sao về nhận
định này?
Quả không sai. Phải vững về kinh tế
thì ta mới thoả sức vẫy vùng nghệ thuật.
Bởi vậy, Khuê có dám vùng vẫy gì đâu.
Khuê làm chỉ đủ cho cuộc sống và cũng
dành dụm được chút chút để chuẩn bị cho
các dự án âm nhạc của mình sắp tới đây.
Bước ra từ
Sao Mai điểm hẹn
và
thời điểm hiện tại, chị đã có những
thay đổi ra sao? Chị nghĩ sao khi thị
trường âm nhạc hiện nay thực sự rất
khó để cạnh tranh?
Thị trường âm nhạc hiện nay đang bị
bão hoà. Hiện nay, nhiều nghệ sĩ trẻ học
theo văn hoá âm nhạc từ nước ngoài,
điều này có thể do phong cách định
hướng của từng người nhưng chưa
chắc đã làm hài lòng số đông khán giả.
Những hiện tượng làn gió mới hiện nay
cho thấy, thị trường nhạc Việt ngày càng
chuyển hoá và cũng cạnh tranh khốc
liệt. Tôi nghĩ, những nghệ sĩ đó có thể
hội nhập mà không đánh mất đi bản sắc
riêng. Thay vì quảng bá âm nhạc quốc
tế, có lẽ các nghệ sĩ nên đầu tư nhiều
hơn vào việc quảng bá nhạc Việt ra
nước ngoài.
Là một người cầu toàn, nên mọi
việc với chị phải chỉn chu. Nhìn vào
những gì đang có, chị có thấy mình
khá may mắn?
Tôi cũng thấy mình khá may mắn,
không giàu nhưng đủ cho cuộc sống
hiện tại và tôi bằng lòng những gì mình
đang có.
Dự định của chị trong thời
gian tới?
Khuê không dám nói trước điều gì.
Tất cả các dự định chỉ xoay quanh đam
mê âm nhạc. Khuê đang ấp ủ một kế
hoạch cho năm 2020 và cho Khuê được
giữ bí mật nhé.
Xin cảm ơn chị.
VĂN HƯƠNG
(Thực hiện)
Khuê là người khá cầu toàn, trong
tất cả các bản phối, khán giả có thể
thấy có rất nhiều nhạc cụ dân tộc.
Đó là điều Khuê cùng anh Lê Minh
Sơn, anh Phan Cường trăn trở rất
nhiều, làm sao để có được một bản
hòa âm - phối khí vừa lạ, vừa quen,
vừa đương đại nhưng vẫn phải dân
gian nên ekip đã đưa từ bộ gõ, kèn,
sáo tiêu, đàn tranh, đàn tính... vào
từng bài hát. Khuê may mắn khi
được làm việc với nhiều đàn anh
trong nghề, được họ chỉ bảo, tư vấn
khá nhiều.