Table of Contents Table of Contents
Previous Page  13 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 13 / 92 Next Page
Page Background

13

CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Thầm lặng

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

VỀ NGHỀ GIÁO

C

ác phóng viên của Ban Khoa giáo -

Đài THVN đã có mặt tại ở các

vùng sâu, vùng xa ghi nhận sự

cống hiến thầm lặng của các thầy

cô giáo đã vượt qua bao khó khăn, hi

sinh tuổi xuân, thậm chí hi sinh cả sinh

mạng của mình để cõng chữ lên non,

mang đến cho trẻ em vùng cao niềm vui

được đến trường. Đúng như những câu

thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

“Dân bản gọi em là cô giáo/Vì trẻ thơ dạy

bảo nên người/Ghềnh đèo hiểm trở

ngược xuôi/Cứ theo năm tháng lòng vui

ngại gì/Nơi heo hút mưa ghì thác đổ/Núi

rừng thiêng gian khổ không sờn/Có gì

cao đẹp vui hơn/Vững lòng bám trụ

không hờn chẳng than”.

Đó là cô giáo Khoàng Hà Pơ điểm

trường Huổi Lính A, trường Mầm non

xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn, tỉnh

Lai Châu. Cứ mỗi tuần vài lần, cô lại

vào rừng hái nấm, tìm măng để làm

thức ăn cho các học trò nhỏ dùng dần.

Gia đình cô Pơ ở xã Mù Cả, huyện

Mương Tè, cách trường hơn 200km.

Sinh con được tròn 6 tháng, cô phải

nén lòng nhờ bố mẹ và chồng chăm

con gái còn chưa biết bò để quay về

với lớp, với các học trò nhỏ ở điểm

trường. Hiện nay, con gái cô đã gần 2

tuổi, nhưng cô mới về thăm được vài

lần vào kì nghỉ hè và dịp lễ, Tết.

Cũng như cô Khoàng Hà Pơ, một

mình cắm bản cách điểm trường chính

hơn 10km đường núi, để vơi đi nỗi cô

đơn, hoang vắng trong lớp học giữa

đại ngàn, những buổi tối, cô Vàng Thị

Máy thường rọi đèn tích điện đi thăm

học trò và vận động phụ huynh học

sinh ở bản Huổi Lính cho con đến lớp

đều đặn. Là cô giáo trẻ mới ra trường,

cô Vàng Thị Máy tình nguyện đi cắm

bản ở điểm trường khó khăn nhất.

Cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, nhưng cô

vẫn bám trường bám lớp dạy dỗ các

em. Một mình cô vừa dạy chữ, dạy

múa, tập hát, vừa chăm nom từng bữa

ăn, giấc ngủ cho 30 em học sinh từ 3

đến 5 tuổi. Bao nhiêu vất vả, nhọc

nhằn một mình cô vượt qua tất cả. Ban

ngày thì có học sinh cùng học, cùng

vui. Khi màn đêm buông xuống, cả

điểm trường chìm trong hoang sơ, tĩnh

lặng. Nỗi sợ hãi không tên giữa đêm

núi, gió rừng khiến nhiều đêm cô

không thể chợp mắt...

Ở Tây Nguyên những giáo viên

cắm bản làng, đôi khi phải bất chất

nguy hiểm hi sinh cả mạng sống. Đó là

câu chuyện của hai cô Nguyễn Thị Yến

(SN 1980) và Nguyễn Thị Hằng Nga

(SN 1990) Trường Tiểu học Kông

Lơng Khơng, K’bang, Gia Lai. Cuối

năm 2014, hai cô giáo trẻ băng rừng

đến với học sinh. Cô Yến đi trước, vừa

đi được đến giữa con đập tràn thì lũ

ống ào về cuốn cô. Nhìn đồng nghiệp

mình bị lũ hung dữ cuốn trôi, cô giáo

Nga đã dũng cảm bất chấp nguy hiểm

lao ra ứng cứu. Chới với giữa dòng

nước lũ, hai cô bám vào được một

cành cây, nhưng do nước chảy xiết,

khi mọi người đến, nước lũ đã cuốn

các cô đi. Cô Nga được tìm thấy sau

đó, còn thi thể cô Yến phải mất mấy

ngày sau mới được đưa về nhà. Sự ra

đi của hai cô khiến đồng nghiệp, học

sinh cả nước tiếc thương khôn nguôi.

Cả hai cô đều là những giáo viên giỏi,

yêu thương học trò và tận tâm, tận lực

với nghề. Cô giáo Nga ra đi trước ngày

cưới của mình không xa, còn cô Yến ra

đi để lại hai đứa con thơ dại...

Đó là ba trong số những câu chuyện

đầy cảm động về những tấm gương

nhà giáo hết lòng đem con chữ đến với

học sinh vùng sâu, vùng xa mà chương

trình

Thay lời tri ân

2019 mang đến cho

khán giả VTV1.

Dự kiến chương trình

sẽ được truyền hình trực tiếp lúc

20h10, ngày 17/11 trên VTV1

.

THAO GIANG

THAY LỜI TRI ÂN

ĐÃ TRỞ THÀNH

CHƯƠNG TRÌNH Ý NGHĨA TRÊN SÓNG

ĐÀI THVN NHÂN DỊP KỶ NIỆM NGÀY

NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 HÀNG

NĂM. NĂM NAY, EKIP THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ LỰA CHỌN CHỦ

ĐỀ

THẦM LẶNG

ĐỂ MANG ĐẾN

NHỮNG CÂU CHUYỆN

CẢM ĐỘNG VỀ NGHỀ GIÁO.

Ekip đang phỏng vấn người nhà

của cô giáo Nguyễn Thị Hằng

Nga- người đã bị mất do gặp lũ

trên đường đến trường tại

huyện K’Bang, Gia Lai