87
Từ đây, Đảng bộ và nhân dân Thanh
Hóa đã có lực lượng vũ trang thoát ly
đầu tiên, làm nòng cốt cho phong trào
đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh
vũ trang sau này.
Sau khi được thành lập, chiến khu
Ngọc Trạo lớn mạnh không ngừng, thực
dân Pháp điên cuồng càn quét nhằm
triệt phá phong trào và tinh thần cách
mạng của nhân dân ta. Tuy nhiên, với
lòng quyết tâm giành độc lập dân tộc và
những vũ khí thô sơ như: giáo, mác, mã
tấu, các chiến s cảm tử Ngọc Trạo vẫn
anh dũng chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù,
bảo vệ thành quả cách mạng. Sự ra đời
và hoạt động của Đội du kích Chiến khu
Ngọc Trạo là đỉnh cao của phong trào
khởi ngh a vũ trang ở Bắc Trung bộ, là
tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh
Hóa sau này. Từ Ngọc Trạo, phong trào
cách mạng lan rộng ra các địa bàn trong
tỉnh, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa
cách mạng, khởi ngh a giành chính
quyền về tay nhân dân.
Quần thể di tích Chiến khu Ngọc
Trạo - Hang Treo được xếp hạng di tích
Quốc gia vào năm 1994. Các công trình
trong quần thể khu di tích lịch sử quốc
gia gồm tượng đài, nhà trưng bày các
hiện vật liên quan đến chiến khu, bức
phù điêu bằng đá tái hiện hoạt động xây
dựng đội du kích và quá trình chiến đấu
của quân dân tại chiến khu… được bao
bọc bởi một khu rừng rợp bóng cây cổ
thụ xanh mát mắt. Đón chúng tôi, Giám
đốc Ban Quản lý di tích
huyện Thạch Thành, ông
Nguyễn Văn Vương vui
mừng cho biết, ngày 19/9
vừa qua, nơi đây tưng
bừng kỉ niệm 78 năm Ngày
thành lập Đội Du kích
Chiến khu Ngọc Trạo
(19/9/1941 - 19/9/2019).
Giữa trung tâm của khu di tích là
Tượng đài các chiến s du kích Ngọc
Trạo - một biểu tượng rất đẹp về khí
phách anh hùng của các chiến s Ngọc
Trạo. Tượng mới được xây dựng năm
1991 nhân dịp 50 năm ngày thành lập
đội du kích Ngọc Trạo. Chúng tôi thành
kính làm lễ dâng hương tại tượng đài và
tại nhà thờ Tống Duy Tân. Đây là nơi
đồng bào Mường xã Ngọc Trạo thờ vị
anh hùng Tống Duy Tân. Ngày ấy, đội
du kích Ngọc Trạo cũng thường xuyên
đến viếng đền để noi gương vị anh hùng
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hiện tại, ngôi đền ở sát cạnh trục đường
chính của xã, là một di tích rất có ý
ngh a tại khu vực trung tâm ở chiến khu.
Đi dưới bóng mát của cây đa hàng
trăm năm tuổi, chúng tôi được nghe kể
về những tấm gương đầy quả cảm của
các chiến s năm xưa. Cây đa này cũng
chính là trạm gác và địa điểm liên lạc
của đội quân du kích. Mỗi bước chân
mỗi huyền thoại. Đây là điểm đặt trụ sở
Ban chỉ huy chiến khu và cơ quan in báo
Tự do
- cơ quan ngôn luận của Đảng bộ
Tỉnh lúc đó. Kia là các địa điểm của tiểu
đội súng, tiểu đội trinh sát, hậu cần, cứu
thương của đội du kích cắm chốt. Nơi
chém trọng thương tên lính 444 cũng đã
được cắm biển giới thiệu với du khách.
Khu mộ 3 liệt s đã hi sinh tại chiến khu
được xây cất và cắm bia trang trọng.
Đoạn đường mòn từ khu trung tâm lên
đồi Ma Mầu vẫn được bảo vệ, giữ
nguyên hiện trạng. Có thể nói, công tác
gìn giữ, bảo tồn di tích chiến khu Ngọc
Trạo đã được làm rất tốt khi tất cả mọi
cây lớn - từ ngày chiến khu ra đời - còn
lại vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt, tươi
tốt. Dẫn chúng tôi vào Bảo tàng truyền
thống Ngọc Trạo, cô hướng dẫn viên nhỏ
nhắn, nhanh nhẹn Vũ Thùy Linh tiếp tục
giới thiệu tỉ mỉ nhiều hiện vật và hình ảnh
quý giá ghi nhận quá trình hoạt động của
chiến khu và đội du kích Ngọc Trạo.
Cụm di tích cách mạng - một bảo
tàng sống về sự ra đời, hoạt động của
chiến khu và đội khu du kích Ngọc Trạo
thời kì phản đế cứu quốc tại Thanh Hóa
mãi là niềm tự hào về khí phách anh
hùng, tinh thần đấu tranh yêu nước của
nhân dân Thanh Hóa nói riêng và của
cả dân tộc nói chung. Ngày nay, di tích
là nơi giáo dục truyền thống yêu nước
cho các thế hệ hôm nay và mai sau; là
một trọng điểm phát huy truyền thống
cách mạng, vừa là nơi giao lưu gặp gỡ
của nhiều thế hệ cán bộ và nhân dân
trong, ngoài tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây đã
và đang là một điểm hẹn du lịch trở về
cội nguồn đầy ý ngh a.
NGỌC MAI
Ảnh:
HẢI HƯNG
Khu nhà trưng bày tại Di tích lịch sử Chiến khu Ngọc Trạo
Báo Tự Do cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
được in tại chiến khu Ngọc Trạo, năm 1941