71
bản năng tự nhiên chứ không phải là
diễn nữa”, Hồng Diễm chia sẻ. Đảm
nhận vai ông chồng đáng ghét tên
Thái, người tát vợ nhiều nhất trên
phim, Ngọc Quỳnh cho biết, dù có sử
dụng k thuật diễn xuất nhưng khi quay
cảnh đó vẫn là tát thật và chắc chắn
bạn diễn Hồng Diễm cũng tương đối
đau. NSƯT - Đạo diễn Vũ Trường
Khoa thì cho biết: “Có những lúc say
nghề quá, diễn viên cũng đề nghị bạn
diễn của mình tát thật. Quay đi quay lại
rất nhiều lần, tôi phải đề nghị diễn viên
đừng tát thật quá. Nhưng các bạn ấy
cần tát thật để đẩy cảm xúc của mình
lên”. NSƯT Trung Anh từng chia sẻ
rằng, sau mỗi cú tát thật theo kịch bản,
anh rất lo sợ các diễn viên nữ bị đau.
Bởi thế mà anh rất ngại đóng những
cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”
với phụ nữ. Trong
Về nhà đi con
, bố
Sơn có 3 cú tát “trời giáng” đối với 3 cô
con gái. NSƯT Trung Anh cho biết,
đáng ra theo kịch bản, anh sẽ tát các
con nhiều lần. Tuy nhiên, anh thấy chỉ
nên tát để răn đe và dạy dỗ chứ không
nên lạm dụng bởi bản thân ông Sơn là
người rất thương con. Những khi ông
tát con phần lớn là vì các con quá hỗn
hào và khiến ông tức bực tột độ.
Đa số khán giả xem phim đều rất
bức xúc với các ông chồng vũ phu
trong phim. Thậm chí, nhiều khán giả
phân tích cho rằng, nhân vật Thái còn
thấy đáng ghét hơn Khải trong
Về nhà đi con .Lấy ông chồng như thế này thì
bỏ đi cho đỡ khổ, đã bồ bịch, lại còn
gia trưởng, đánh vợ. Điều đáng tiếc,
thực tế hình ảnh ông chồng này không
quá hiếm trong xã hội Việt Nam. Tư
tưởng trọng nam khinh nữ, phân biệt
giới tính, vẫn là câu chuyện diễn ra
hàng ngày trong các gia đình Việt. Đàn
ông ghen tuông mù quáng, chồng coi
vợ ở nhà nội trợ, thậm chí vợ không
nghe lời cũng có thể bị đánh. Nhìn ở
góc độ tích cực, những cảnh vũ phu đó
trong phim luôn tạo ra luồng dư luận
phẫn nộ, tức giận với nhân vật nam và
sự thông cảm, chia sẻ với nhân vật nữ.
Từ đó, bản thân mỗi người xem có thể
tự nhìn nhận lại cuộc sống của chính
mình và những người xung quanh. Tuy
nhiên, sử dụng quá nhiều cảnh tát
khiến nó trở thành hiện tượng, tình
huống hot của các bộ phim truyền hình
lại hơi phản cảm. Cái hả hê của khán
giả khi những nhân vật “xấu”, láo, ích
kỉ như Đào trong
Quỳnh Búp bê
bị tát
cũng không phải là cách giải quyết
nhân văn. Tất nhiên, những nhà làm
phim, biên kịch, đạo diễn có lí do, mục
đích để tạo ra những cảnh tát đó. Đó
thường là tình huống kịch tính, cao
trào được đẩy lên và thu hút sự quan
tâm của người xem và sau đó sẽ được
giải quyết có lí có tình để thuyết phục
khán giả.
Tát thật, đánh thật là cách các diễn
viên thực hiện với mong muốn mang
đến những cảnh phim chân thật. Sử
dụng điều đó như một “gia vị” để kết
nối câu chuyện phim là cần thiết. Tuy
nhiên, gia giảm gia vị đó như thế nào
cho phù hợp để khán giả cảm nhận
được thông điệp nhân văn lại là cái tài
của đạo diễn - người kể chuyện và các
đồng sự trong ekip sản xuất bộ phim.
TUỆ QUÂN
Mối quan hệ căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu dẫn đến
cái tát trong phim Hoa hồng trên ngực trái
Khải (Trọng Hùng) là gã chồng vũ phu
trong phim
Về nhà đi con