65
lượng hơn 20 giờ, đưa khán giả tới với
các vùng biển ở Australia, Nam Phi, New
Zealand… để tiếp tục loạt câu chuyện mới
về cá mập. Điểm nhấn không thể bỏ qua
trong chuỗi sự kiện này luôn là sự xuất
hiện, đồng hành của các ngôi sao. Năm
2020, tâm điểm chú ý dồn vào huyền thoại
quyền Anh Mike Tyson với lần thượng đài
có một không hai khi mà đối thủ là hung
thần – cá mập trắng. Sức mạnh, sự ngông
cuồng của Mike Tyson đã trở thành thỏi
nam châm thu hút sự chú ý từ công chúng
trong quá trình quảng bá cho
Shark Week
2020, kể cả khi trận đấu nảy lửa này
không diễn ra trên thực tế như cách người
ta mong đợi. Ngoài Mike Tyson, một số
nhân vật nổi tiếng khác như nam diễn viên
Will Smith cũng góp mặt ở
Shark Week
để
vượt qua giới hạn, nỗi sợ của bản thân
trước nỗi ám ảnh từ đại dương sâu thẳm.
S
harkFest
là một sự kiện truyền
hình khác của National
Geographic (Nat Geo), ra đời
muộn hơn (từ năm 2013), cũng chọn loài
cá mập làm đối tượng nhưng được thể
hiện dưới rất nhiều hình thức, mở rộng
cách tiếp nhận thông tin cho khán giả theo
cả hướng giải trí lẫn khoa học, giáo dục,
có cả những chuyên đề riêng dành cho trẻ
em...
SharkFest
năm 2020 kéo dài trong
suốt 5 tuần lễ bắt đầu từ giữa tháng 7 gồm
17 chương trình gốc hoàn toàn mới với
hơn 100 giờ nội dung đặc sắc. Ngoài kênh
truyền hình thì trên trang web chính thức
của Nat Geo cũng mở ra nhiều kênh
tương tác cho những người yêu thích
khám phá về giống loài này. Cơn sốt cá
mập được cho là bắt nguồn từ bom tấn
Jaws
(Hàm cá mập) ra mắt năm 1975,
từng được Hollywood nhiều lần khai thác
trên phim ảnh. Tuy nhiên, bản thân các
sản phẩm phim tài liệu truyền hình vẫn thu
hút được số lượng khán giả khổng lồ -
những người chưa từng hết tò mò với
những câu chuyện về cá mập được kể,
được khai thác dưới nhiều góc nhìn. Chỉ
mới trải qua vài mùa phát sóng, chưa thể
vươn đến tầm cỡ thương hiệu như
Shark
Week
của Discovery nhưng
SharkFest
lại
gây ấn tượng vì theo đuổi các giá trị,
thông tin đậm tính khoa học, gắn với vai
trò của các nhà tự nhiên học, các chuyên
gia, đề cao trách nhiệm bảo tồn. Khi mà
Shark Week
trong nỗ lực làm mới liên tục
sau hàng chục mùa phát sóng đã có xu
hướng hư cấu, theo đuổi các giả thuyết dễ
gây tranh cãi, bối rối, gắn chặt hơn với sự
nổi tiếng của nhiều ngôi sao thì
SharkFest
lại làm thỏa lòng người xem muốn đi vào
bản chất của vấn đề, dành cho người yêu
thích khám phá thực sự mà vẫn đảm bảo
tính giải trí bằng chính sức hấp dẫn tự
thân của câu chuyện.
Shark Week
gần với
nhiều phim điện ảnh trong cách tạo ấn
tượng, kịch tính về sự dữ dội, đáng sợ,
khát máu của cá mập trong khi
SharkFest
khiến khán giả bình tâm hơn để hiểu sâu,
hiểu kĩ về giống loài với cả sức mạnh lẫn
những điều không thường xuyên được đề
cập như điểm yếu, trí thông minh, tập
quán… Đôi khi ở
SharkFest
có xuất hiện
nhân vật nổi tiếng như nhà vô địch Olympic
bơi lội Ryan Lochte, anh xuất hiện không
phải để tham gia cuộc đua “ảo” như
Michael Phelps mà dẫn dắt tới các thông
tin hữu ích, thiết thực về sự khác biệt giữa
tốc độ bơi của người và cá mập.
Sự cạnh tranh giữa hai chương trình
lớn cùng về cá mập là có thật và mỗi
kênh đều sở hữu cho mình lượng khán
giả đông đảo, cho thấy đây là mảng đề
tài đắt giá trên màn ảnh nhỏ, một điểm
hẹn không thể bỏ lỡ mỗi dịp mùa hè.
Do theo đuổi các tôn chỉ, tiêu chí khác
nhau nên sẽ thật khó để đánh giá rõ ràng
chương trình nào hay hơn, có giá trị hơn.
Mặc dù
SharkFest
ra đời sau, kế thừa,
rút được nhiều kinh nghiệm từ
Shark
Week
và có nền tảng khoa học vững
vàng để được định hướng xây dựng một
cách toàn diện hơn, ít tranh cãi hơn thì
thương hiệu, tầm ảnh hưởng mà
Shark
Week
xây dựng được từ năm 1988 vẫn
là điều đáng mơ ước đối với bất cứ sản
phẩm truyền hình nào.
TUẤN PHONG
(Tổng hợp)
SharkFest
là một sự kiện truyền hình khác của National Geographic