Previous Page  6 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 6 / 92 Next Page
Page Background

6

ĐIỂM NHẤN

(Tiếp theo trang 5)

bản thân chúng tôi được làm phim về sự kiện

này đều rất phấn khởi. Bên cạnh đó, đoàn

làm phim cũng có những khó khăn. Đã 75

năm trôi qua, những nhân chứng của thời

khắc lịch sử đó hầu như đã qua đời hoặc rất

cao tuổi nên việc liên hệ, tìm gặp cũng như

trao đổi gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, đề

tài về sự kiện này cũng đã được khai thác rất

nhiều, vậy nên làm sao để đảm bảo tính hấp

dẫn, vừa đảm bảo thông điệp truyền tải đặt ra

cũng là một vấn đề mà anh em phải tính toán

và trao đổi nhiều.

Được biết, ekip đã trực tiếp phỏng

vấn khá nhiều nhân vật có tuổi đời trên

90, việc liên hệ, phỏng vấn các nhân vật

đó hẳn không dễ dàng. Bản thân đạo

diễn Tuấn Anh ấn tượng với nhân vật

nào nhất?

Hiện nay, các nhân chứng lịch sử trực

tiếp tham gia sự kiện Lễ Độc lập ngày

2/9/1945 ngày càng hiếm, do tuổi cao, sức

yếu, trí nhớ giảm sút, dù vậy, kí ức về ngày

độc lập vẫn như mới hôm qua. Những

khách mời quan trọng trong bộ phim tài

liệu

Con đường thời đại

có: Trung tướng

Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm

Tổng cục Chính trị Nhân dân Việt Nam

nay đã tuổi 90. Ông là đội viên trung đội

Tự vệ chiến đấu Cứu quốc thành Hoàng

Diệu, trực tiếp tham gia bảo vệ Lễ Độc lập

ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình;

Đó là cụ Lê Thi, 94 tuổi, người may mắn

được đại diện cho tầng lớp thanh thiếu

niên ưu tú, vinh dự kéo lá cờ Tổ quốc đầu

tiên trong Lễ Tuyên ngôn độc lập; Là ông

Nguyễn Trọng Xuất (bí danh Sáu Nhân),

Đại tá Bùi Đức Thình, những người đã

từng tham gia vào cuộc Mít tinh, diễu hành

tại Lễ Độc lập... Mỗi nhân vật chúng tôi liên

hệ, tìm gặp, dù là nhân chứng trực tiếp hay

gián tiếp về sự kiện lịch sử 75 năm trước

đều mang trong mình những kí ức, những

câu chuyện riêng. Điều đó khiến chúng tôi,

những người trực tiếp thực hiện liên hệ,

trao đổi, ghi hình cảm thấy rất ấn tượng.

Trong đó phải kể đến họa sĩ Văn Thao,

là con trai lớn của cố nhạc sĩ Văn Cao.

Khi nhắc đến ca khúc

Tiến quân ca

, sau

này là Quốc ca của nước ta do cha mình

sáng tác, họa sĩ Văn Thao đã không giấu

nổi sự xúc động và tự hào. Đặc biệt, bản

thân hình ảnh của họa sĩ Văn Thao quá

giống cha mình, đến nỗi làm cho người đối

diện đôi lúc cảm thấy như đang được nói

chuyện với chính cố nhạc sĩ Văn Cao vậy.

Một trong những cái khó của phim

tài liệu lịch sử là làm sao để những hình

ảnh quay mới và tư liệu được sử dụng

phải thật sự hòa quyện trong một chỉnh

thể, làm nổi bật tính tư tưởng của tác

KHÚC TRÁNG CA TRONG

...

Ghi hình tại nhà họa sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao