83
THÔNG TIN
HÀ NỘI TẬP TRUNG
chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh
cho cây trồng
T
heo báo cáo, tổng
diện tích gieo trồng
vụ Xuân - Hè 2020
của thành phố là
hơn 107.793ha, trong đó: Lúa
87.079,7ha; rau, màu, hoa,
cây cảnh và các cây trồng
khác 20.714,2ha. Dự báo, thời
gian tới, sản xuất nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn do tác
động của biến đổi khí hậu, kéo
theo sự phát sinh gây hại của
một số đối tượng sâu bệnh
hại có nguy cơ bùng phát, ảnh
hưởng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm cây trồng.
Để hạn chế đến mức thấp
thiệt hại năng suất, chất lượng
sản phẩm, Sở NN&PTNT đề
nghị UBND các quận, huyện,
thị xã tập trung chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh, bảo đảm
cây trồng; bảo đảm đủ nước
để tưới dưỡng cho lúa và rau
màu. Đối với các diện tích lúa
đang giai đoạn phân hóa đòng,
cần hướng dẫn nông dân xác
định đúng thời điểm bón phân,
bón NPK chuyên dùng phù
hợp với từng chân ruộng để
cung cấp đủ chất dinh dưỡng
cho lúa. Nếu bón phân đơn sử
dụng cân đối đạm với kali có
tác dụng kích thích quá trình
vận chuyển chất dinh dưỡng
về hạt, làm chắc hạt, sáng
hạt, làm cứng cây, đanh dảnh,
chống đổ cho cây đồng thời
giúp cho cây lúa sử dụng hiệu
quả phân bón, tạo điều kiện có
bông lúa to, nhiều hạt, tỉ lệ hạt
chắc cao, tăng năng suất và
chất lượng gạo.
Đồng thời, các địa phương
tăng cường kiểm tra đồng
ruộng, theo dõi diễn biến của
sinh vật hại, tổ chức phòng trừ
kịp thời những diện tích có mật
độ sâu, tỉ lệ bệnh cao. Trên
cây lúa, chú ý các chân ruộng
trũng, gieo cấy sớm, các giống
dài ngày, các giống mẫn cảm
với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá -
đốm sọc vi khuẩn, rầy các loại,
bệnh khôi vằn… Chăm sóc tốt
cho cây rau màu và cây trồng
khác, bón thúc, vun xới, đảm
bảo tưới tiêu phù hợp để cây
rau, màu sinh trưởng thuận
lợi, phòng trừ sâu bệnh đúng
kĩ thuật, đảm bảo an toàn thực
phẩm và an toàn môi trường,
sinh thái. Chú ý trên cây ngô,
sâu keo mùa thu, sâu đục
thân – đục bắp, bệnh đốm lá,
bệnh khô vằn; trên cây rau họ
thập tự, sâu xanh, sâu khoang,
bệnh thối nhũn, bọ nhẩy, bệnh
sương mai…; trên cây ăn quả
có múi, sâu vẽ bùa, nhện đỏ,
bệnh loét, bệnh s o… Cùng
với đó, UBND các quận,
huyện, thị xã cần tăng cường
quản lí chất lượng vật tư nông
nghiệp: giống, phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức
tuyên truyền, hướng dẫn bằng
nhiều hình thức đến các cơ
sở sản xuất, buôn bán vật tư
nông nghiệp về chấp hành các
quy định của pháp luật về quản
lí sản xuất, buôn bán giống,
phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật để các tổ chức, cá nhân
hiểu và chủ động thực hiện.
Sở NN&PTNT cũng giao
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật tăng cường chỉ đạo
các trạm trồng trọt và bảo vệ
thực vật thường xuyên phối
hợp với chính quyền các địa
phương chỉ đạo chăm sóc; làm
tốt công tác dự tính dự báo tình
hình sâu, bệnh, nắm vững tiến
độ, tình hình sản xuất. Tổng
hợp, báo cáo Sở NN&PTNT
để sở báo cáo UBND Thành
phố và Bộ Nông nghiệp
&PTNT theo quy định và kịp
thời chỉ đạo chung. Thanh tra
Sở tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra thị trường, xử lí
nghiêm những trường hợp vi
phạm, kiên quyết không để
vật tư nông nghiệp giả, kém
chất lượng lưu hành gây thiệt
hại cho bà con nông dân.
Các trung tâm Khuyến nông,
Phát triển nông nghiệp…
tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền về các biện
pháp canh tác tiên tiến; phòng
chống sâu bệnh hại đúng kĩ
thuật, hiệu quả và an toàn môi
trường sinh thái.
P.V
*Trang thông tin có sự phối
hợp của Trung tâm khuyến
nông Hà Nội
TRONG NỘI DUNG CÔNG VĂN SỐ 956/SNN-TTBVTV, BAN
HÀNH NGÀY 9/4, SỞ NN&PTNT HÀ NỘI ĐỀ NGHỊ UBND
CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ TẬP TRUNG CAO ĐỘ CHO
CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHO CÂY TRỒNG.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội
kiểm tra chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho vụ Xuân 2020