90
THÔNG TIN
Quản lí nhãn hiệu tập thể
PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN
NÔNG SẢN THỦ ĐÔ
T
rong bối cảnh hội nhập, cạnh
tranh thương mại ngày càng
khốc liệt, các sản phẩm mang
đặc trưng của một vùng nhất
định có nguy cơ phải cạnh tranh với sản
phẩm cùng loại có mẫu mã đẹp nhưng kém
chất lượng hoặc sản phẩm gắn nhãn hiệu
giả mạo, chưa kể những đòi hỏi ngày càng
cao từ thị trường về kiểm soát nguồn gốc,
chất lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực
phẩm và tiêu chí thân thiện môi trường.
Việc xây dựng, thực hiện và quản lí
nhãn hiệu tập thể không chỉ giúp bảo đảm
chất lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm đối
với người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ,
mà còn giúp bảo tồn, phát triển sản xuất,
kinh doanh, tạo thêm cơ hội việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động. Bởi, khi
thương hiệu của sản phẩm có vị thế trên
thị trường, giá trị thương phẩm cũng như
năng lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ được
nâng lên rất nhiều và tạo được niềm tin từ
người tiêu dùng. Với ý nghĩa này, trong
những năm qua, Sở Khoa học và Công
Nghệ Hà Nội đã phối hợp với Cục Sở hữu
trí tuệ và các Sở, ban, ngành, quận, huyện,
thị xã triển khai công tác xây dựng, quản
lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản
phẩm nông nghiệp của nhiều địa phương
trên địa bàn Thành phố. Có rất nhiều phần
việc đã được triển khai đồng bộ và quyết
liệt, như: Lập cơ sở dữ liệu về xây dựng hồ
sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể; xây dựng mô
hình tổ chức quản lí nhãn hiệu tập thể; thiết
lập hệ thống phương tiện, điều kiện, quảng
bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
mang nhãn hiệu tập thể; thí điểm hoạt động
quản lý và khai thác..., hướng tới mục tiêu
hình thành và phát triển thương hiệu nông
sản từ các nhãn hiệu tập thể.
Với những nỗ lực không ngừng, Hà
Nội đã thực hiện bảo hộ thành công nhãn
hiệu tập thể cho khoảng 40 sản phẩm
nông nghiệp, điển hình là: Gà đồi Ba Vì,
gà đồi Sóc Sơn, gà mía Sơn Tây, vịt cỏ
Vân Đình, nhãn chín muộn Đại Thành -
Quốc Oai, chuối Cổ Bi, bưởi tôm vàng
Đan Phượng, gạo nếp cái hoa vàng Đông
Anh..., góp phần xác định thương hiệu, cải
thiện năng lực canh tranh, nâng cao giá trị
thương phẩm. Phần lớn các sản phẩm sau
khi được bảo hộ, giá bán tăng thêm từ 15
- 20%; thị trường được mở rộng hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, tiếp
thị, cung ứng các sản phẩm cho các siêu
thị, trung tâm thương mại trong và ngoài
thành phố. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, trong những năm qua, bảo hộ
nhãn hiệu tập thể đã chắp cánh cho nông
sản của Thủ đô vươn xa. Trong đó đặc biệt
phải kể đến việc mở đường đi cho nhãn
chín muộn Đại Thành - Quốc Oai.
Được
coi là “quê hương” của nhãn chín muộn, xã
Đại Thành (huyện Quốc Oai) có hơn 115ha
đang cho thu hoạch. Đây cũng là vùng đất
lưu giữ và bảo tồn cây nhãn tổ có từ hàng
trăm năm nay. Là một trong những hộ trồng
nhãn chín muộn lâu năm nhất trong vùng,
anh Nguyễn Văn Thành chia sẻ, nhãn chín
muộn có 2 giống, đó là giống nhãn muộn
HTM1 (quả méo) và HTM2 (quả tròn) với
đặc điểm: Quả to, cùi dày, trọng lượng trung
bình từ 50 đến 60 quả/kg và chín muộn hơn
các giống nhãn khác từ 30 đến 45 ngày nên
được gọi là nhãn chín muộn.
Thực tế đã chứng minh,
Không chỉ
với nhãn chín muộn Đại Thành, bưởi tôm
vàng Đan Phượng hay cam Canh Kim
An… mà nhiều sản phẩm nông sản của
Hà Nội sau khi có thương hiệu, giá bán và
mức tiêu thụ đã tăng cao hơn so với sản
phẩm thông thường và thị trường tiêu thụ
dần đi vào ổn định. Theo thống kê từ Sở
NN&PTNT Hà Nội, sau khi có nhãn hiệu,
giá trị nông sản của Hà Nội tăng đáng kể,
từ 20 đến 25%.
P.V
Văn phòng Điều phối chương trình
xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội
đồng hành cùng chương trình này