Previous Page  73 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 73 / 92 Next Page
Page Background

73

Những câu chuyện rất giản dị được bà

kể lại qua giọng nói quen thuộc không

chỉ làm sống dậy miền kí ức của nhiều

thế hệ đi trước mà còn mang lại những

góc nhìn chân thực cho lớp trẻ về thời

khắc lịch sử ngày ấy.

Cũng trong bảo tàng đặc biệt ấy, khán

giả tiếp tục được gặp gỡ nhiều nhân chứng

sống của lịch sử. Đó là những người lính

Trường Sơn kể về những ngày hối hả hành

quân chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng của

dân tộc. Hồi tưởng vô cùng sống động của

nhà báo Nguyễn Thế Khoa khi ông mặc bộ

quần áo lính ôm cây đàn ghi ta hát vang ca

khúc của người lính. Tiếp đó là câu chuyện

không thể nào quên của nhà báo chiến

trường Trần Mai Thưởng. Với những chia

sẻ của ông, khán giả có dịp hiểu rõ hơn về

bức hình lịch sử, hình ảnh chiếc xe tăng tiến

vào dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Cũng

trong chương trình này, khán giả một lần nữa

lại được nghe lại những chia sẻ của nhân

chứng là người nước ngoài, nhà báo người

Anh, ông Peter Arnett. Ông là người đã theo

dõi và đưa tin về chiến tranh Việt Nam trong

13 năm từ 1962 - 1975 cho đến cả sự kiện

30/4/1975. Arnett được báo giới coi là một

trong những người am hiểu nhất về cuộc

chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Kịch bản bộ phim tài liệu nổi tiếng

Việt Nam -

Cuộc chiến 10 ngàn ngày

chính là sản phẩm

của Peter Arnett....

Ngoài những nhân chứng lịch sử, thì có

lẽ ý tưởng thiết kế trường quay của chương

trình đã giúp tạo ra hiệu ứng sống động cho

người xem. Không gian của chương trình

được biến đổi liên tục, lúc là một góc phòng

đọc tin tức của đài phát thanh, lúc khác lại

là vạt rừng Trường Sơn, nơi có mỏm đá

mà những người lính chiến trường ngồi kể

chuyện. Những hình ảnh như chiếc loa phát

bản tin trên một góc phố, chiếc đài cũ kĩ, một

chiếc xe đạp dựng góc tường... đều có tính

biểu tượng rất cao và nhắc nhớ chúng ta

về những thời khắc lịch sử không thể nào

quên. Ngoài ra, âm nhạc được sử dụng

trong chương trình đã góp phần không nhỏ

trong việc gợi lại những kí ức lịch sử đều gắn

với những hoàn cảnh lịch sử nào đó. Qua

chương trình, khán giả còn có thể hiểu thêm

về một giai đoạn đặc biệt của âm nhạc Việt

Nam khi những ca khúc như:

Đất nước trọn

niềm vui, Tiến về Sài Gòn

hay

Bài ca hi vọng

đều được ra đời trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ.

Xem và lắng nghe trọn vẹn những câu

chuyện được kể lại trong chương trình

ức hoà bình,

chúng ta thấy rằng, lịch sử

không chỉ là những kí ức nằm sâu trong

từng trang sách mà nó vẫn có sức sống

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và

đó cũng là những thành công mà chương

trình đã làm được trong 90 phút.

THU HUỆ

Ảnh:

Hải Hưng