Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

một khoảng sân đầy ắp những kỉ niệm, nơi

Người đã đón tiếp đồng bào hai miền Nam

- Bắc, nhiều đoàn khách quốc tế... Hay một

góc của căn phòng nhìn ra khoảng sân đã

diễn ra nhiều cuộc họp Bộ Chính trị, bàn

quyết sách cho những vấn đề trọng đại của

đất nước…

Tại mỗi điểm cầu sẽ có những nhân

chứng lịch sử đặc biệt kể lại những kỉ niệm

hoặc những câu chuyện về Bác. Chẳng

hạn ở điểm cầu Đồng Tháp sẽ là ông Lê

Chí Đức, người đã từng dọn cỏ và chụp

ảnh mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh

của Bác). Ngày 15/10/1954, đoàn cán bộ

trong đó có ông Lê Chí Đức tập kết ra Hà

Nội và được giao làm sa bàn vùng Đồng

Tháp Mười để thuyết minh cho Bác Hồ tại

triển lãm Cát Linh. Trước khi đi, ông Đức

và đồng đội bảo nhau phải mua một cái

hộp để cho nắm đất vào. Lúc Bác Hồ đến

triển lãm, nhận được hai bức ảnh mộ cha

và nắm đất, Bác đã khóc. Lấy chiếc khăn

ra lau nước mắt, Bác Hồ rưng rưng xúc

động: “Trời đất ơi! Bao nhiêu năm mới

nhìn thấy được nắm đất này. Biết mộ cha

nằm đó mà không cách nào vào thăm

được, cảm ơn các chú”.

Bên cạnh những câu chuyện, chương

trình còn mang tới những phóng sự được

thực hiện kì công hoặc trích đoạn phim

tài liệu quý giá. Để thực hiện được những

phóng sự hay, có chất liệu dày dặn, các

phóng viên của Ban Thanh thiếu niên đã

tỏa đi khắp mọi miền đất nước theo dấu

chân, câu chuyện của Người. Qua góc

nhìn của những phóng viên trẻ, khán giả

một lần nữa lại được nhìn thấy tinh thần

Hồ Chí Minh, ý chí Hồ Chí Minh xuất hiện

trong nhiều con người Việt Nam hôm nay.

Đó là câu chuyện giản dị của các cá nhân

là một cô giáo miền núi, chiến sĩ Hải quân

hay một doanh nhân... Với ý chí sắt đá, họ

đã vượt khó khăn và góp phần làm rạng

rỡ Việt Nam. Đó còn là câu chuyện về

những dấu mốc phát triển quan trọng của

Việt Nam trong việc kí kết những hiệp định

thương mại, thành tựu trong khoa học

công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo...

Một mạch cảm xúc khác của cầu truyền

hình

Sáng ngời ý chí Việt Nam

là những

tiết mục nghệ thuật được thiết kế bằng

tình cảm trân trọng nhất của các nghệ sĩ

gửi đến Bác Hồ kính yêu. Chương trình đã

lựa chọn thủ pháp mới trong âm nhạc để

phần nghệ thuật thể hiện được nhiều nhất

những cảm xúc, tình cảm của các nghệ

sĩ cũng như khán giả cả nước gửi đến

Người. Có thể kể đến tiết mục piano của

NSƯT Tuyết Minh gắn với hình ảnh, dấu

mốc những con đường trong những năm

đầu Người ra đi tìm đường cứu nước. Hay

những vở múa do NSƯT Trần Ly Ly đạo

diễn cũng sẽ xuất hiện tại nhiều điểm cầu.

Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia

của các ca sĩ nổi tiếng như: Phạm Thu Hà,

Võ Hạ Trâm, Nam Khánh…

Cầu truyền hình

Sáng ngời ý chí Việt

Nam

được lên ý tưởng và thực hiện giữa

những ngày tháng căng thẳng nhất của

cuộc chiến với đại dịch Covid-19, vì vậy,

ekip thực hiện đã phải lập kế hoạch, đưa

ra các phương án phù hợp nhất với tình

hình thực tế, tuân thủ theo các chỉ thị cách

li xã hội của Thủ tướng Chính phủ. Biên

tập viên Thế Hùng cho biết: “Tôi không

thể nhớ được hết có bao nhiêu phương

án đã được đưa ra, bao nhiêu phiên bản

kịch bản được nhóm đào xới. Nhưng trên

tất cả, ngay từ ngày đầu tiên, ý chí của

chúng tôi đã đi theo mạch câu chuyện về

ý chí Việt Nam, ý chí Hồ Chí Minh”. Và

có lẽ chính nhờ những nỗ lực, ý chí đoàn

kết, đồng lòng của ekip sản, cầu truyền

hình

Sáng ngời ý chí Việt Nam

sẽ mang

lại cho khán giả những những cảm xúc

đặc biệt nhất.

THU HUỆ

Ca sĩ Phạm Thu Hà

Ca sĩ Nam Khánh

Biên đạo múa Trần Ly Ly